20:09:15 Khép cửa xe nhập | ||
Ai sẽ được lợi sau quy định về việc ôtô nhập khẩu dưới 9 chỗ ngồi phải có giấy chứng nhận của cơ quan ngoại giao? Quyền lợi của người tiêu dùng có được đảm bảo như mong đợi? Đơn vị nhập khẩu hết cửa Theo báo Đất Việt, hầu hết doanh nghiệp nhập khẩu xe hơi tự do đều "sốc nặng" và hoang mang trước Thông tư số 20 mà Bộ Công thương vừa ban hành và sẽ có hiệu lực từ ngày 26/6. Ông Nguyễn Đức Nam, Giám đốc Công ty CP đầu tư thương mại và xuất nhập khẩu Nhật Anh, cho biết: "Tôi cũng chưa biết sẽ phải làm thế nào để doanh nghiệp hoạt động thời gian tới. Thông tư mới của Bộ Công thương được xem như "lệnh xóa sổ" toàn bộ những doanh nghiệp nhập khẩu ôtô tự do như chúng tôi". Theo ông Nam, các giấy tờ mà quy định mới của Bộ Công thương yêu cầu khi doanh nghiệp làm thủ tục nhập khẩu ôtô như giấy uỷ quyền là nhà nhập khẩu, phân phối của chính hãng sản xuất hoặc hợp đồng đại lý chính hãng, doanh nghiệp nhập khẩu tự do không thể có được. Giấy ủy quyền này phải do cơ quan ngoại giao của Việt Nam tại nước ngoài chứng nhận. Và thường chỉ các liên doanh như Toyota Vietnam, Ford, Honda hay Nissan Vietnam mới được cấp. "Những xe thông dụng tại thị trường Việt Nam thì hiện đã có nhà phân phối độc quyền cả rồi (thường là các thương hiệu đã đặt liên doanh tại Việt Nam). Thế nên khi quyết định này có hiệu lực, những salon, doanh nghiệp tự do mà nhập khẩu những loại xe trên thì sẽ bị kiện ngay". Các liên doanh ôtô cũng sẽ không để yên cho nhà phân phối nào đó dám ký hợp đồng với nhà nhập khẩu tự do tại Việt Nam, vì ảnh hưởng đến quyền lợi của họ. Vậy thì chúng tôi chỉ còn nước đóng cửa thôi", một đại diện Công ty CP thương mại dịch vụ ôtô DNT nói. Đồng quan điểm này, chủ một salon ôtô nhập khẩu tại quận Cầu Giấy (Hà Nội) trả lời trên tờ Vneconomy rằng, "với các thủ tục bổ sung quy định tại Thông tư 20 có hiệu lực từ 26/6 được xem là "đánh đố" doanh nghiệp, hệ thống các nhà nhập khẩu không chính thức sẽ hết đường làm ăn. Tôi tin là sau vài ba tháng nữa, hàng trăm salon xe nhập ở Hà Nội hay Tp.HCM sẽ mất tích". Theo các doanh nghiệp này, về lý thuyết họ vẫn còn cơ hội nếu có thể hoàn thiện các thủ tục bổ sung như quy định. Nhưng trên thực tế, việc lo được các thủ tục đó chẳng khác nào... "bắc thang lên trời". Giám đốc một doanh nghiệp chuyên kinh doanh ôtô nhập khẩu có tiếng tại miền Bắc phân tích, vào thời điểm hiện tại, vẫn còn không ít thương hiệu xe hơi trên thế giới chưa thâm nhập thị trường Việt Nam. Và "cửa" mà thông tư này để lại cho các doanh nghiệp sẽ là việc nhập khẩu, phân phối các loại xe mang thương hiệu đó. "Tuy nhiên, chúng ta có thể thấy rất rõ là đại đa số các thương hiệu nổi tiếng, các loại xe dễ bán đều đã có liên doanh hoặc có nhà phân phối chính thức tại Việt Nam. Trong khi đó, ai kinh doanh cũng phải nghĩ đến lợi nhuận, mà nhập các loại xe... không ai biết đến thì chẳng khác nào ném tiền qua cửa sổ. Vậy là rõ ràng chúng tôi hết đường làm ăn!", vị doanh nhân này giãi bày. Đại lý chính hãng ngon xơi Theo Doanh nhân Việt Nam toàn cầu, thị trường ôtô nhập khẩu Việt Nam hiện nay đang tồn tại 3 hình thức phân phối, gồm: Nhà nhập khẩu và phân phối chính thức; các liên doanh sản xuất, lắp ráp thực hiện thêm chức năng nhập khẩu và phân phối xe nguyên chiếc và các salon kinh doanh xe nhập khẩu không chính thức (nhập khẩu thương mại). Nguồn nhập khẩu từ các doanh nghiệp thương mại chiếm khoảng gần 40% thị trường và đang gia tăng nhờ lợi thế linh hoạt về giá cũng như thời gian giao hàng, chủng loại hàng... Giải pháp lần này của Bộ Công Thương được xem như "đòn đánh mạnh" vào nguồn ôtô nhập khẩu thương mại. Giới nhập khẩu kinh doanh ôtô hiểu rằng chỉ có các đại lý chính hãng được ủy quyền của nhà sản xuất mới có thể đáp ứng được quy định của Bộ Công Thương. Báo Đất Việt cho biết, trước "bước đường cùng" này, nhiều doanh nghiệp nhập khẩu tự do đang đau đầu tìm hướng kinh doanh mới. Có salon cho hay có thể chuyển hẳn sang nhập và kinh doanh xe cũ, vì xe cũ không bị tác động bởi thông tư này. Một doanh nghiệp nhập khẩu xe lớn khác trên đường Láng (Hà Nội) thì từng nghĩ đến việc xin làm đại lý chính hãng cho một thương hiệu xe nào đó. Tuy nhiên điều này cũng khó như "tìm đường lên trời", vì những thương hiệu xe thông dụng ở Việt Nam như Toyota, Honda, Nissan, Ford, GM Deawoo đã có nhà phân phối chính hãng là các liên doanh rồi, còn những dòng xe chưa có đại lý chính hãng thì lại không được sử dụng phổ biến, hay quá đắt như Audi, Porche, BMW... Mà muốn làm nhà phân phối chính hãng thì yêu cầu về tiềm lực tài chính, nhân lực là rất cao và khắt khe, nên các doanh nghiệp nhập khẩu tự do chỉ còn nước "bó tay". May ra, nếu các doanh nghiệp này liên kết lại thì mới đủ mạnh, song hầu hết đơn vị nhập khẩu ôtô đều hoạt động riêng lẻ và chưa hề có một hiệp hội hay tổ chức nào liên kết giữa họ. Mà bản thân chủ một số salon tự do cũng chỉ thích làm ăn "túc tắc", nhập về ít một, bán hết lại nhập, chứ không muốn trở thành nhà phân phối chính hãng vì phải chịu rất nhiều áp lực. Ai được lợi nhất? Theo Vneconomy, khi hàng loạt doanh nghiệp nhập khẩu không chính thức bị loại khỏi thị trường, việc các liên doanh và kể cả các nhà sản xuất trong nước như Trường Hải hay Hyundai Thành Công mở rộng hoạt động nhập khẩu nguyên chiếc sang các dòng xe thông dụng khác là hoàn tòan có thể xảy ra. Cùng chung quan điểm này, Doanh nhân Việt Nam toàn cầu cho rằng, có thể thấy, ngoài một số nhà phân phối chính hãng của các thương hiệu Hyundai, Audi, BMW... thị trường Nhập khẩu ôtô sẽ rơi vào "tay" các liên doanh sản xuất ôtô tại Việt Nam (VAMA) như Honda, Toyota, Ford, Mercedes.... Sau thời gian dài hưởng lợi từ các chính sách ưu đãi của Chính phủ cho hoạt động sản xuất lắp ráp ôtô trong nước, các liên doanh sản xuất ôtô Việt Nam tiếp tục được hưởng "miếng bánh ngon" từ thị trường ôtô Nhập khẩu. Thị trường ôtô Việt Nam được đánh giá là thị trường rất có tiềm năng với hơn 80 triệu dân. Số liệu của Viện Nghiên cứu chiến lược, chính sách công nghiệp - Bộ Công thương cho biết, lượng xe tính trên 1000 người dân của Việt Nam mới ở mức 18 xe. Cùng với sự phát triển kinh tế mạnh mẽ, hạ tầng giao thông ngày một phát triển, dự kiến từ năm 2010-2015 trung bình sẽ có 50 xe/1000 dân. Dòng xe dưới 9 chỗ sẽ tăng trưởng mạnh, chiếm 70% thị trường. Và "miếng bánh ngon" này sẽ một lần nữa rơi vào tay các liên doanh, chứ không phải doanh nghiệp Việt Nam. Về phía người tiêu dùng, cái lợi có thể nhìn thấy là được mua xe chính hãng với điều kiện bảo hành, bảo dưỡng, sửa chữa theo tiêu chuẩn nhà sản xuất. Song đổi lại giá xe sẽ không còn mềm dẻo, linh hoạt mà có thể sẽ tăng cao. Bởi khi "quyền" được nhập khẩu rơi vào một nhóm đối tượng sẽ dẫn tới sự "độc quyền". Suốt thời gian dài trước đây người tiêu dùng Việt Nam đã phải mua ôtô sản xuất tại Việt Nam với giá đắt nhất thế giới, không biết tới đây sẽ ra sao. Còn theo báo Đất Việt, ôtô nhập ngoài thường được khách hàng ưa chuộng hơn vì mẫu mã đa dạng, giá lại "mềm" hơn xe do các liên doanh nhập về. Nhưng sắp tới, xe nhập tự do gần như sẽ bị cấm, đương nhiên người tiêu dùng sẽ ít lựa chọn hơn và phải mua với giá cao hơn. Không cần phải phán đoán nhiều, bởi ngay thời điểm hiện tại khi các liên doanh ôtô còn vô vàn đối thủ cạnh tranh là các showroom tự do thì xe nhập khẩu tại liên doanh vẫn đắt hơn tương đối so với xe ngoài. Chẳng hạn, theo bảng báo giá mới đây của liên doanh Honda Vietnam, một chiếc xe Honda CR-V nhập khẩu, dung tích 2.4 lit có giá bán ra 1,078 tỷ đồng, nhưng giá bán ở các salon ngoài chỉ chưa đến 1 tỷ đồng, chênh nhau gần 80 triệu đồng. Xe Honda Accord nhập khẩu dung tích 3.5 lit tại Honda Vietnam có giá bán 81.000 USD, trong khi dòng này nhập tự do giá chỉ 75.000 USD... Trả lời báo Đất Việt, anh Tùng, ngụ ở khu đô thị Xa La (Hà Đông), một khách hàng đang có ý định mua xe nhập khẩu cho rằng, sắp tới không còn đối thủ cạnh tranh nữa thì có thể giá xe nhập tại các liên doanh còn bị đẩy lên cao hơn. Vì vậy anh Tùng đang cố gắng gom tiền để mua xe trước thời điểm 26/6. Chủ salon ôtô Hòa Bình trên đường Nguyễn Văn Cừ, ông Nguyễn Đình Quang cũng cho biết, trong khi thị trường xe nhập đang ế ẩm thì từ khi có Thông tư 20 của Bộ Công Thương, lượng khách tới tìm hiểu và hỏi mua xe có vẻ sôi động hơn. "Song chỉ còn khoảng hơn một tháng nữa là quy định mới có hiệu lực, nên không đủ thời gian để chúng tôi nhập thêm xe về". Cũng theo ông Quang, thời gian tới lượng ôtô nhập khẩu sẽ khan hiếm hơn và có nhiều dòng xe khách hàng muốn mua cũng không có, bởi các liên doanh hiện chỉ nhập một số dòng xe ngoại nhất định, chứ không đại trà. Như vậy, có rất nhiều nguyên nhân để ôtô có nguy cơ tăng giá hay bị làm giá, như khan hiếm hàng, không có đối thủ cạnh tranh... Và "gánh nặng" đó cuối cùng sẽ đổ lên vai người tiêu dùng. theo vietnamnet | ||
Danh mục: Xe và đời sống | Lượt xem: 790 | Người đăng: TieuBao |
Tổng bình luận: 0 | |
Xe và đời sống [117] |
Công nghệ số [88] |
Gương - phụ kiện gương
[2]
Gương, mặt gương...
|
Đèn - phụ kiện đèn
[4]
Đèn pha, phụ kiện đèn...
|
Đồ chơi xe hơi [2] |
Trà đá quán [35] |
TRAN TRI THIEU NU KHOA THAN
- Views:
- Total comments: 0
- Rating: 0.0