[ Tin nhắn mới · Thành viên · Quy tắc diễn đàn · Tìm kiếm · RSS]
THỐNG KÊ DIỄN ĐÀN
BÀI VIẾT MỚICHỦ ĐỀ SÔI ĐỘNGTHÀNH VIÊN TÍCH CỰCTHÀNH VIÊN MỚI
  • Chồng Nhâm Thâ... (1)
  • Bộ sách về tử ... (1)
  • Thuốc chữa bện... (1)
  • Bệnh nhiệt miệ... (0)
  • Tạo màng ngăn ... (0)
  • Tổng Hợp về YA... (13)
  • Tăng font chữ ... (13)
  • Tử vi năm Nhâm... (11)
  • Phong thủy cho... (10)
  • Thái cực quyền... (8)
  • TieuBao
  • kcdl
  • havanchan55
  • minzjkute
  • 12a3
  • myphamchonamfanmen
  • containervietcom
  • levindecorcom1
  • dongoclong123
  • truongba03112022
    • Page 1 of 1
    • 1
    Các mẫu thức mặc khải - Avery Dulles, S.J
    TieuBaoNgày: Chủ nhật, 13-May-12, 15:56:54 | Bài viết # 1


    Nhóm: Administrator
    Số bài viết: 3090
    Khen thưởng: 3
    Được cảm ơn: 10001
    Trạng thái: Offline
    1/ Chủ nghĩa bất khả tri theo triết học: đã tràn lan trong thế kỷ 19 và vẫn đang tiếp tục hồ nghi khả năng của lý trí con người có thể vượt quá những hiện tượng thuộc kinh nghiệm về thế giới vật chất. Thiên Chúa, cho dẫu Ngài có hiện hữu, vẫn không thể được thấu triệt hoàn toàn – và do đó mọi tuyên bố về Thiên Chúa và về các hành vi của Ngài đều không đủ giá trị tri thức. Mạc khải tự nó là một thần thoại hay một ẩn dụ mà người ta không thể giải mã được.

    2/ Khoa phân tích ngôn ngữ học: củng cố thêm cho chủ nghĩa bất khả tri theo triết học vừa đề cập trên. Khoa này tập trung chú ý vào tính chất có tính biểu hiệu và nghịch lý của lời Thiên Chúa. Nhiều triết gia của trường phái phân tích này hồ nghi những cách nói về giới thần linh có thể có được một nội dung tri thức rõ ràng như vẫn thấy hàm chứa trong các học thuyết cổ điển về mạc khải.

    3/ Tri thức luận hiện đại: dò tìm tận khởi nguyên của tri thức, có xu hướng xóa bỏ sự phân biệt xem ra rõ ràng giữa hai loại tri thức: tri thức mạc khải và tri thức đắc thủ. Quan niệm rằng trí khôn con người có thể thụ động đón nhận những thông tin được thông truyền bằng một cách nào đó từ trí khôn thần linh là một quan niệm bị bài bác một cách rộng rãi. Trong tư cách là một sản phẩm do những năng lực của riêng người tri thức tạo ra, mọi tri thức của con người – theo ý nghĩa nào đó – phải được “đắc thủ” và phải chịu theo những điều kiện và những giới hạn của chủ thể con người. Nhận thức này, đối với những người chấp nhận nó, sẽ đặt ra một dấu hỏi to lớn chống lại thẩm quyền thiêng liêng thường được gán cho mạc khải.

    4/ Tâm lý học thường nghiệm: đã phá đổ bất cứ sự tin tưởng đơn sơ nào cho rằng những thị kiến và những điều được nghe thấy – được ban cho các tiên tri và ngôn sứ – có thể được tin như có nguồn gốc từ trời. Những tình trạng xuất thần có thể do sự thôi miên hay do những thuốc mê gây ra. Các trường hợp ảo giác vô ý thường có thể được qui cho những tình trạng tâm bệnh. Một số tác giả cho rằng mạc khải trong một thời đại lý trí thì không gì khác hơn là một tàn dư của đặc điểm tâm thần thời sơ khai trong đó những khu vực thuộc tiềm thức hoặc những khu vực ngoại biên của ý thức dễ bị tác động hơn thời nay.

    5/ Khoa phê bình Thánh Kinh: đã vạch ra sự khó khăn của việc gán những ngôn hành nào đó cho nguyên nhân thần linh. Theo nhiều học giả Thánh Kinh thời nay, các ngôn sứ và các Tông Đồ đã sắp đặt và trình bày ý tưởng của chính các vị ấy nhờ những khái niệm và ngôn ngữ có sẵn trong bối cảnh không gian và thời gian của các vị. Một số kiểu nói bí nhiệm như “Chúa phán…” trong một số trường hợp được giải thích là do qui ước ngôn ngữ (tức cách nói của sứ giả). Việc sử dụng những phép lạ và những năng lực tiên tri được tìm thấy trong Thánh Kinh để làm chứng lý cho mạc khải đã bị nhiều học giả gạt bỏ vì những người này cho rằng những can thiệp có tính thần linh được ghi lại như thế không đáng tin cậy về mặt sử tính.

    6/ Lịch sử học thuyết Kitô giáo: cho thấy rằng nhiều điều tin tưởng trước đây được xem là những chân lý mạc khải thần linh này đã được xếp vào loại những cái của con người và thậm chí là những quan niệm sai lầm nữa. Chẳng hạn, thuyết của Copernic về trái đất quay quanh mặt trời và thuyết của Darwin nói loài người là hậu duệ của các động vật cấp thấp hơn đã một thời bị bài bác vì đi ngược lại lời của chính Thiên Chúa trong Thánh Kinh. Ngày nay Thánh Kinh không được dùng như một nguồn thông tin khoa học, ngoại trừ đối với những người theo phái “sát nghĩa chữ” (fundamentalism) là những người không đại diện cho toàn thể Giáo Hội. Vấn đề đặt ra đối với những học thuyết vẫn còn được dạy như là do Thiên Chúa mạc khải như sự thụ thai trinh khiết Đức Giêsu, sự kiện Nhập Thể, phục sinh, phải chăng với thời gian sẽ bị gạt ra vì được thấy là những thần thoại hoang đường. Sự kiện một số giáo thuyết chủ chốt của Kitô giáo như giáo thuyết về Thiên Chúa Ba Ngôi, về thần tính của Đức Kitô vốn không trở thành giáo thuyết Kitô giáo mãi cho tới vài thế kỷ sau thời các tông đồ cũng là duyên cớ cho người ta hồ nghi về tính mạc khải của các giáo thuyết đó. Nếu lằn ranh giữa những gì mạc khải và những gì không phải mạc khải cứ di dịch thì phạm trù mạc khải tự nó đã có vẻ đáng ngờ.

    7/ Việc đối chứng tôn giáo đòi Kitô giáo phải đặt mình trong tương quan với các tôn giáo khác là những tôn giáo trong một số trường hợp tuyên bố chống lại những mạc khải và trong các trường hợp khác không công nhận đó là mạc khải thần linh. Có thể nào tôn giáo của Thánh Kinh, hay duy chỉ Kitô giáo, mới tự tuyên bố được một cách đáng tin rằng mình là tôn giáo mạc khải, và do đó tự độc tôn mình trên mọi Kitô giáo khác? Nhiều sự căng thẳng và ngờ vực có thể được xoa dịu nếu người ta nhìn nhận rằng mọi tôn giáo, kể cả Kitô giáo, đều cao quý và chỉ có những cố gắng của con người mới dò tìm được những chiều sâu của chân lý và của điều thiện hảo. Một nhìn nhận như thế hẳn sẽ tạo nhiều sự dễ dàng để đối thoại không chỉ giữa các tôn giáo với nhau mà còn dễ dàng đối thoại giữa các tôn giáo và các lý tưởng thế tục nữa.

    8/ Khoa phê bình xã hội học đã vạch ra đặc điểm bổ trợ xét về mặt lý luận của các hệ thống niềm tin. Trong nhiều trường hợp việc nại đến thẩm quyền thần linh có thể là một mánh lới để đạt được sự ủng hộ và để đàn áp những hồ nghi và những bất đồng. Từ đó nảy ra vấn đề là: Phải chăng đó cũng là động cơ thực sự – dù có lẽ không được ý thức – nằm đàng sau những tuyên bố chính thức rằng một số chân lý là những mạc khải thần linh? Khi các đấng bản quyền trong Giáo Hội xác nhận một giáo thuyết là do Thiên Chúa chỉ dạy, phải chăng các ngài có hậu ý nhằm củng cố quyền bính của mình như là những cơ quan tiếp nhận chân lý mạc khải?

    Trên đây chỉ là minh họa một số đối kháng. Còn những đối kháng khác nữa – liên quan gần hơn với những khía cạnh riêng biệt của mạc khải – chẳng hạn thẩm quyền của Thánh Kinh và sự tự trị của lý trí, sẽ được bàn đến trong các chương sau.

    .....

    Trích: "Các mẫu thức mặc khải"
    Tác giả: ĐHY Avery Dulles, S.J

    http://www.mediafire.com/?42cwop8677uv77d


    TRẺ DÙNG SỨC KHỎE KIẾM TIỀN-GIÁ DÙNG TIỀN MUA SỨC KHỎE

    NHỮNG GÌ CON NGƯỜI KHÔNG NGHĨ TỚI LẠI XẢY RA TRONG ĐỜI
     
    • Page 1 of 1
    • 1
    Search:

    click ủng hộ vntamtay
    Chát với Tôi
    300
    Liên kết quảng cáo
    Buôn bán phụ tùng!
    Đang truy cập
    Khu đăng nhập
    Truy cập trong ngày
    Video Clip
    00:03:55

    Samsung Galaxy S2 - Hard reset (ITVraag.nl)

    • Views:
    • Total comments: 0
    • Rating: 0.0
    Tỷ giá tiền tệ