TieuBao | Ngày: Thứ 7, 26-Nov-11, 09:54:25 | Bài viết # 1 |
Nhóm: Administrator
Số bài viết: 3090
Khen thưởng: 3
Được cảm ơn: 10001
Trạng thái: Offline
| Hệ thống túi khí thường được coi là một phương tiện an toàn của xe hơi, túi khí có nhiệm vụ ngăn người ngồi trong xe va chạm vào các vật trong nội thất và nhờ đó giảm mức độ chấn thương.
Chú ý: Nếu một đèn cảnh báo túi khí được sáng lên trong lúc lái xe điều đó có nghĩa hệ thống túi khí an toàn đã bị hỏng và sẽ không hoạt động trong lúc tai nạn. Ở giữa của vô lăng lái có chứa cụm bơm túi khí, nó bao gồm túi khí bằng nylon và cụm bơm. Trong trường hợp tai nạn, một dòng điện được gởi tới hệ thống sau đó sẽ sản sinh ra khí gas thông qua một lỗ đặt đằng sau cụm bơm túi khí, ngay lập tức bơm phồng túi khí lên. Tín hiệu điện đã được qua cụm cuộn dây đặt trên trụ lái phía dưới cụm bơm.
Tín hiệu này được chuyển đổi thành nhiệt, đốt cháy đồng ôxít, chuyển thành khí Nitơ và bơm vào túi khí. Bên phía hành khách, khu vực phía trên ngăn đựng đồ có chứa túi khí và “ SRS” thì được biểu thị trên ngăn này, nó có nghĩa là “ Hệ thống hỗ trợ an toàn”. Phần còn lại của túi khí, cụm bơm và cụm cuộn điện trên khoang hành khách thì giống như là cụm trên vô lăng lái. Túi khí thì được đặt trong 1 tấm ốp trang trí, nó là 1 cái khuôn đã được may lại bởi một đường chỉ và khi túi khi bung sẽ làm đứt đường chỉ đó. Nhưng các túi khí bên tài và bên phụ thì không thể nào ngăn chặn được các va đập đồng thời ở bên hông xe và phía sau.
Để giải quyết vấn đề này thì các túi khí bên hông và bên rèm cửa được trang bị. Các túi khí này được đặt ở gần cạnh bên ngoài của lưng ghế hoặc cạnh bên trong để bảo vệ cơ thể. Một vài túi khí có thể được đặt ở trên mui xe, cạnh bên ngoài của ghế sau hoặc ở cửa xe. Ở trụ cửa gần bên dưới có chứa các cảm biến, các cảm biến này gởi ra các tín hiệu điện để thổi phồng túi khí bên hông. Công nghệ túi khí đã tiến bộ rất nhiều từ buổi đầu của nó. Hệ thống kích hoạt túi khí đã tiến bộ hơn và tinh xảo hơn, giúp đỡ ngăn chặn các tai nạn và cái chết. Các trạng thái như khoảng cách và vị trí của hành khách, mức độ nguy hiểm của sự va đụng và cách sử dụng dây đai an toàn sẽ được xem xét trước khi hệ thống SRS hoạt động. Để giảm lực và sự va chạm của các túi khí, nhiều giai đoạn của sự bơm phồng đã được phát triển để giúp kiểm soát sự phân bố lực dựa trên mức độ nghiêm trọng hay nhẹ của va đụng. Theo một sự tìm kiếm, các túi khí khi được kết hợp với các dây đai an toàn sẽ giảm bớt số lượng cái chết do các tai nạn giao thông khoảng 8%.
Các túi khí đã được sử dụng với mục đích thương mại đầu tiên vào năm 1970. Tại thời điểm này thì các tài xế đã không cần đến việc mang đai an toàn và các túi khí được xem như một thay thế cho dây đai an toàn. Vào năm 1971 Ford đã giới thiệu một hệ thống túi khí thực nghiệm và đã trở thành công ty đầu tiên làm điều đó. General Motors đã theo sau vào năm 1973 giới thiệu một hệ thống mới, hệ thống này có hai giai đoạn phân bố trong những chiếc xe Chevrolet của họ. Một ý nghĩa khác giữa những túi khí ban đầu và những cái được sử dụng ngày nay là túi khí bên hành khách được đặt phía dưới bảng táp lô để bảo vệ đầu gồi thay thế cho túi khí đặt trong ngăn để đồ dùng như lúc trước.
Ban đầu hệ thống túi khí hay còn gọi là hệ thống hỗ trợ va chạm gọi là SRS ( Supplemental Restraint System). Nó đã được giới thiệu trên chiếc xe Mercedes-Benz S-Class vào năm 1980. Các dây đai an toàn đã được sản xuất để giữ chặt chúng ta lúc tai nạn, tối đa hóa tiện ích của túi khí. Năm 1987 Porsche đã lần đầu tiên giới thiệu túi khí bên khoang hành khách.
Túi khí vô lăng lái
Các túi khí xe hơi được thiết kế với một túi có thể co giãn, nó bơm phồng lên khi gặp phải va đụng để tạo thành lớp đệm cho đầu và mặt để ngăn chặn thương tích. Tên công nghệ của hệ thống túi khí an toàn là SIR ( Supplemental Inflatable Restraint) hay SRS ( Supplementary Restraint System). Jonh W. Hetrick đã phát minh ra hệ thống túi khí vào năm 1951. Các túi khí hiện tại được sử dụng trên xe thì được bắt nguồn từ một hệ thống đã được sử dụng trên máy bay vào năm 1940. Các túi khí tiêu chuẩn là các túi nilông, được bơm phồng với nguồn nhiệt hoặc hơi nén. Hệ thống đó thì hoàn toàn quá lớn khi đem so sánh với công nghệ túi khí hiện đại, nhưng làm trên cùng một nguyên lí.
Phân bố túi khí
Thông tin về hệ thống túi khí:
Ngay cả trong trường hợp nguồn hỏng hoặc mất nguồn, Hộp xử lí trung tâm vẫn có thể chẩn đoán và gởi tín hiệu điện tới tất cả các hệ thống túi khí. Hộp trung tâm này được kiểm tra mỗi lúc xe được bật lên ( chìa khóa bật tới vị trí “ON”). Trong trường hợp hư hỏng, một đèn cảnh báo ABS sẽ nhấp nháy đều đặn báo sự chú ý khẩn cấp. Khi ta ngắt kết nối với bình accu thì hầu như không có ảnh hưởng đến chức năng của hộp xử lí trung tâm hệ thống túi khí. Chiếc xe phải được tắt hoàn toàn với vô lăng lái ở vị trí thẳng. Accu phải ngắt hoàn toàn cẩn thận từ cọc âm và tiếp sau đó là cọc dương. Thời gian đó là hoàn toàn cần thiết cho phép tụ xả. Khi làm việc với hộp xử lí trung tâm của hệ thống túi khí , không nên đứng đối diện với accu tránh trường hợp các tia lửa có thể làm gây hại.
Các túi khí thổi phồng khi chiếc xe va chạm một vật hay một chiếc xe khác ở tốc độ 13-23 km/h. Chúng tự động xả hơi tại nhiệt độ 149-204 0C trong trường hợp cháy. Sự hiệu quả của hệ thống tăng lên khi được sử dụng cùng với một dây đai an toàn bởi vì cơ thể được giữ ở vị trí an toàn. Vì vậy nhà chế tao luôn luôn được khuyến cáo mang dây đai an toàn khi chiếc xe lăn bánh. Bên phía hành khách ghế trước nên tránh xa túi khí khoảng 10cm trong hầu hết thời gian, để tránh bất cứ sự ảnh hưởng bất lợi nào đến hành khách trong trường hợp tai nạn. (sưu tầm)
TRẺ DÙNG SỨC KHỎE KIẾM TIỀN-GIÁ DÙNG TIỀN MUA SỨC KHỎE
NHỮNG GÌ CON NGƯỜI KHÔNG NGHĨ TỚI LẠI XẢY RA TRONG ĐỜI
|
|
|
|