Độ bám đường là mức độ lốp xe của bạn kiềm giữ mặt đường, đó là điều cần thiết để tăng tốc, vào cua hay phanh. Nếu xe của bạn, hoặc đặc biệt hơn, các lốp xe của bạn không có hoặc có ít độ bám, xe của bạn sẽ không tăng tốc, vào cua hay phanh được và sẽ trượt. Vì thế, một mức độ bám đường cần thiết là một phần cực kỳ quan trọng của việc vận hành và tính an toàn của chiếc xe của bạn. Thiết bị kiểm soát độ bám đường ở xe ô tô làm giảm sự mất độ bám vì vậy xe của bạn sẽ bám đường để tăng tốc, vào cua và phanh. Thiết bị kiểm soát bám đường được nhiều người biết nhất là Hệ thống Chống bó cứng Phanh (ABS). Hệ thống kiểm soát độ bám đường (Traction Control) Kiểm soát độ bám đường được dùng để ngăn ngừa các bánh dẫn động mất độ bám khi tăng tốc.
Xoáy bánh khi tăng tốc đột ngột có thể nhìn rất "hoành tráng" và "sành điệu", nhưng nó làm bạn tăng tốc kém hiệu quả nhất. Sử dụng các thiết bị cảm ứng tốc độ của hệ thống ABS ở mỗi bánh xe, máy tính kiểm soát độ bám đường so sánh tốc độ của bánh dẫn động với tốc độ của xe trên đường. Nếu có một sự thất thoát độ bám trong khi đang tăng tốc, thì sẽ có một số cách để bộ kiểm soát bám đường giảm tốc độ bánh dẫn động và những bánh này lại lấy lại độ bám, Phương pháp phổ thông nhất là sử dụng hệ thống phanh. Khi các bánh dẫn động mất độ bám, máy tính của ABS sẽ áp phanh ở các bánh đó để cho nó chậm lại và lấy lại độ bám. Một phương pháp khác để làm chậm các bánh bị trượt là giảm lực tác động lên các bánh đó. Máy tính sẽ thay đổi bằng điện tử lượng xăng vào động cơ hay hoặc dùng hộp số để làm chậm lại các bánh dẫn động vì thế các bánh này lấy lại độ bám. Bởi vì bộ kiểm soát độ bám đường tăng độ bám bằng cách hoặc là giảm công suất của động cơ hoặc là dùng hệ thống phanh, hầu hết mấy tay đua xe thường tắt bộ kiểm soát độ bám (nếu có thể) khi đang đua. Việc này cho phép xe dùng hết công suất hiện có để vọt lên trước khi mới khởi hành. Một sự khởi hành cẩn thận với việc giảm thiểu sự xoáy bánh sẽ dẫn đến thời gian khởi hành nhanh hơn là bật chế độ kiểm soát bám đường và đạp lút ga. Tuy nhiên. bình thường khi lái xe bạn nên luôn luôn bật chế độ này.
Hệ thống kiểm soát độ ổn định (Stability Control ) Công nghệ kiểm soát độ bám đường mới nhất đã giới thiệu hệ thống Kiểm soát độ ổn định ở xe ô tô. Trong khi ABS và hệ thống kiểm soát độ bám đường giúp điều khiển được độ bám của lốp xe để phanh và tăng tốc, hệ thống kiểm soát độ ổn định, ngăn không cho xe bị trượt ngang. Sử dụng các bộ phận giống như của hệ thống ABS và hệ thống kiểm soát độ bám đường, hệ thống kiểm soát độ ổn định còn sử dụng thêm các bộ cảm biến khác. Bao gồm một bộ cảm ứng góc lái và cảm ứng tỷ lệ chệch hướng. Sự chệch hướng được định nghĩa là "sự chuyển động của một vật ra khỏi trục đứng của nó". Hệ thống kiểm soát độ ổn định được dùng để điều chỉnh quán tính đi thẳng của chiếc xe (understeer) xảy ra khi tài xế đánh lái quá nhiều hoặc vào cua quá nhanh. Nó cũng điều chỉnh mức độ trươt của đuôi xe (oversteer) khi tài xế để ga quá lớn hoặc quá nhỏ khi vào cua. Rất là giống các công nghệ khác của hệ thống kiểm soát độ bám đường, hệ thống kiểm soát độ ổn định sẽ dùng phanh và hoặc ga đến một hoặc một số bánh một cách độc lập, như vậy lái xe gó thể lấy lại sự kiểm soát. Ở các chiếc xe hiện đại có thiết bị kiểm soát độ bám đường, hãy thực hiện một lần tự kiểm tra trên máy tính của hệ thống ABS, Kiểm soát độ bám đường và Kiểm soát độ ổn định. Nếu có bất cứ sai sót nào xảy ra đối với bất cứ một trong các hệ thống này khi đang lái xe, một đèn báo lỗi sẽ nháy đều ở bảng điều khiển trên xe. Trong suốt thời gian này, một hoặc vài thiết bị kiểm soát độ bám sẽ không hoạt động và bạn nên biết cách bảo trì hệ thống kiểm soát xe nếu những sự trợ giúp này không hoạt động. Kể từ khi hệ thống kiểm soát độ ổn định được sử dụng cho xe ô tô, hầu hêt các tay đua đều bật chế độ này liên tục, ngay cả khi đang đua tốc độ.