[ Tin nhắn mới · Thành viên · Quy tắc diễn đàn · Tìm kiếm · RSS]
THỐNG KÊ DIỄN ĐÀN
BÀI VIẾT MỚICHỦ ĐỀ SÔI ĐỘNGTHÀNH VIÊN TÍCH CỰCTHÀNH VIÊN MỚI
  • Chồng Nhâm Thâ... (1)
  • Bộ sách về tử ... (1)
  • Thuốc chữa bện... (1)
  • Bệnh nhiệt miệ... (0)
  • Tạo màng ngăn ... (0)
  • Tổng Hợp về YA... (13)
  • Tăng font chữ ... (13)
  • Tử vi năm Nhâm... (11)
  • Phong thủy cho... (10)
  • Thái cực quyền... (8)
  • TieuBao
  • kcdl
  • havanchan55
  • minzjkute
  • 12a3
  • huyenntn17fsoft
  • trininh0610
  • linhphuongcva
  • xedayinoxaht
  • matkinhauviet11
    • Page 1 of 1
    • 1
    DIỄN ĐÀN_VNTAMTAY » CHUYÊN TRANG ÔTÔ » PHANH - TREO - LÁI » HT PHANH » Kinh nghiệm sử dụng phanh ô tô (Kinh nghiệm sử dụng phanh ô tô)
    Kinh nghiệm sử dụng phanh ô tô
    TieuBaoNgày: Thứ 6, 10-Feb-12, 09:27:53 | Bài viết # 1


    Nhóm: Administrator
    Số bài viết: 3090
    Khen thưởng: 3
    Được cảm ơn: 10001
    Trạng thái: Offline
    Nhiều người khi lái xe suy nghĩ việc phanh rất đơn giản: Chỉ việc nhả chân ga và đạp chân phanh để chiếc xe dừng lại.Thực tế nếu như chiếc xe của bạn đủ hiện đại và công nghệ tân tiến, được hỗ trợ công nghệ tối đa thì việc đạp phanh như vậy là không có gì phải bàn. Nhưng phần lớn những chiếc xe chúng ta sử dụng đều không có đầy đủ công nghệ như hệ thống chống bó cứng phanh ABS, hệ thống phân bổ lực phanh điện tử EDB, hệ thống hỗ trợ phanh BA…, vì vậy có những kiến thức khi phanh là rất cần thiết.Và ngay cả khi chiếc xe của bạn có đủ công nghệ hỗ trợ, thì việc nắm được những kinh nghiệm dưới đây cũng có ích cho bạn để tránh được những sai lầm có thể xảy ra cũng như hiểu và làm chủ được công nghệ điện tử hỗ trợ.

    Ghế và tư thế ngồi
    Việc đầu tiên khi lên xe luôn là chỉnh ghế. Ghế được đặt không quá gần và cũng không quá xa bàn đạp ga và phanh. Nếu ghế quá xa sẽ khiến cho chân bị với và không đạp hết hay không đủ lực để đạp phanh hết cỡ khi cần thiết. Ghế quá gần sẽ tạo cảm giác chật chội và khó khăn khi chuyển từ chân ga sang chân phanh.Tư thế ngồi cũng khá quan trọng, không được ngả quá nhiều về phía sau vì sẽ làm giảm tầm quan sát và dẫn tới nguy hiểm. Tư thế ngồi quá thẳng lưng sẽ khiến bạn bị mỏi lưng khi đi đường dài.Chân đạp ga và phanh đều là chân phải. Không được sử dụng chân trái vào ga và phanh, chỉ sử dụng chân trái ở vị trí bàn đạp côn ở xe số sàn và không sử dụng chân trái đối với xe số tự động. Việc sử dụng cả hai chân khi lái xe số tự động sẽ dẫn đến những tai nạn rất đáng tiếc như đạp nhầm chân ga, đạp cả chân ga và chân phanh cùng một lúc khi gặp tình huống bất ngờ.Sử dụng nửa bàn chân trên để đạp ga và phanh, gót chân để chạm sàn xe. Tránh đạp ga và phanh bằng mũi chân bởi sẽ dễ trượt và không đủ lực.

    Hỗ trợ công nghệ


    Như đã nói ở trên, những chiếc xe xịn hay đắt tiền, thậm chí những chiếc xe tầm trung hiện nay cũng thường được trang bị những công nghệ hỗ trợ an toàn.Công nghệ chống bó cứng phanh EBS cho phép hệ thống phanh điện tử bóp và nhả nhiều lần trong 1 giây, giúp bánh xe không bị bó cứng và vẫn lăn bánh chứ không trượt trên đường.Hệ thống phân bổ lực phanh điện tử EDB sẽ nhận biết và phân bổ lực phanh khác nhau giữa các bánh xe, khiến chiếc xe giữ được sự cân bằng và không bị mất lái.Những công nghệ trên có thể giúp người lái xe không phải suy nghĩ nhiều tới việc phanh xe, chỉ cần đạp phanh hết cỡ, việc còn lại là của hệ thống hỗ trợ điện tử.Nếu xe của bạn không có những hệ thống an toàn trên, thì cần nhớ những kinh nghiệm dưới đây để đảm bảo an toàn.
    Phanh kết hợp với số
    Đây là việc phanh sử dụng thêm với sức ghìm của động cơ và hộp số. Hãy để ý, khi bạn nhả chân ga, chiếc xe đã giảm tốc đáng kể, đây là nhờ hệ thống động cơ và hộp số không còn truyền lực cho bánh xe, mà ngược lại, bánh xe sẽ truyền lực ngược trở lại hệ thống truyền động bên trong.Sức ghìm của động cơ sẽ khiến xe chạy chậm lại đáng kể và ngăn bánh xe không bị trượt. Trong những trường hợp thông thường, bạn có thể nhả chân ga từ xa khi cần dừng để chiếc xe giảm tốc từ từ bằng việc phanh số và chỉ sử dụng bàn đạp phanh ở những mét cuối.Ở trường hợp cần phanh gấp, bạn hãy kết hợp việc về số thấp với đạp phanh, khiến chiếc xe nhanh chóng giảm tốc an toàn. Tùy vào tốc độ đang chạy, hãy về số thấp hơn 1 số để việc ghìm xe hiệu quả hơn. Giảm dần số theo tốc độ cho đến khi xe dừng hẳn, hãy nhớ kết hợp với đệm đều phanh.

    Hết phần 1 (Theo TPO)
    Đính kèm: 9751936.jpg (20.2 Kb) · 1612568.jpg (32.9 Kb)


    TRẺ DÙNG SỨC KHỎE KIẾM TIỀN-GIÁ DÙNG TIỀN MUA SỨC KHỎE

    NHỮNG GÌ CON NGƯỜI KHÔNG NGHĨ TỚI LẠI XẢY RA TRONG ĐỜI
     
    TieuBaoNgày: Thứ 7, 11-Feb-12, 09:37:54 | Bài viết # 2


    Nhóm: Administrator
    Số bài viết: 3090
    Khen thưởng: 3
    Được cảm ơn: 10001
    Trạng thái: Offline
    Phanh dừng xe nhiều bước

    Đây là kĩ thuật phanh cơ bản mà rất nhiều tài xế có kinh nghiệm sử dụng. Thay vì đạp phanh một lần với lực đạp mạnh có thể gây dúi người về phía trước, kỹ thuật phanh nhiều bước sẽ khiến xe dừng êm ái. Kỹ thuật này sử dụng trong những trường hợp phanh dừng xe bình thường và không có bất ngờ.

    Cách phanh này sẽ đạp hơi mạnh phanh ở lần phanh đầu tiên để xe giảm tốc đến mức ổn định. Sau đó đạp phanh nhẹ dần để lợi dụng đà của xe, đồng thời khiến những người ngồi trong xe không bị chúi về phía trước. Đệm tiếp phanh đến khi xe dừng hẳn hoặc tiếp tục đi tiếp.

    Phanh khẩn cấp

    Đây là kinh nghiệm quan trọng để đi xe trên đường cao tốc, với vận tốc cao và bất chợt gặp vật cản. Kỹ thuật phanh này nhằm tránh khả năng bị văng xe, trượt bánh hay mất lái nguy hiểm. Như bạn đã biết, với tốc độ di chuyển cao, nếu đạp phanh đột ngột và đạp mạnh, chiếc xe sẽ có nhiểu khả năng bị bó cứng phanh, khiến bánh xe không lăn trên mặt đường nữa mà trượt, khiến chiếc xe hoàn toàn mất kiểm soát.

    Để phanh khẩn cấp được hiệu quả khi đi ở tốc độ cao, cần đạp mạnh chân phanh đến khi cảm giác bánh xe đã bắt đầu trượt trên đường, nhưng vẫn đi thẳng theo chiều kiểm soát được, sau đó ngay lập tức nhả chân phanh. Khi xe hết trượt, lại tiếp tục phanh cho đến khi xe dừng lại hoàn toàn. Cách phanh này cần chú ý bình tĩnh xử lý nhả phanh đúng lúc ở lần phanh đầu tiên, nếu phanh chết và đánh lái thì hiện tượng bó cứng phanh và mất lái sẽ xảy ra, khiến chiếc xe gây nguy hiểm và có thể bị lật.

    Phanh khi đi đường trơn trượt



    Khi di chuyển trên đường trơn trượt như mưa ướt hay bùn lầy, việc xe bị trượt và mất lái là rất dễ xảy ra. Cần phanh nhẹ nhàng và đạp phanh liên tục nhiều lần để bánh xe có điều kiện lăn trên đường và tránh bó cứng phanh. Việc đạp phanh nhiều lần này tương tự với công nghệ ABS trên xe, đạp càng nhiều lần trong thời gian ngắn thì độ an toàn càng tăng lên.

    Phanh xe khi đổ đèo

    Việc quan trọng nhất là không được cắt côn khi đi xuống dốc. Nhiều người nghĩ rằng việc cắt côn khi xe xuống dốc sẽ tiết kiệm được kha khá nhiên liệu, nhưng thực sự đây là một cách làm cực kì nguy hiểm. Cắt côn sẽ làm xe lao theo với vận tốc tăng dần và chiếc xe rất khó phanh lại trong trường hợp khẩn cấp.

    Hãy đi ở số thấp để động cơ ghìm tốc độ của xe ở mức chấp nhận được, đồng thời sẵn sàng phanh nhẹ khi cần thiết để kiểm soát tốc độ. Việc đi số thấp cũng đồng nghĩa với việc làm giảm độ hao mòn của má phanh.

    Chú ý khoảng cách khi lái xe

    Công thức tính khoảng cách an toàn giữa hai xe là: vận tốc*3/10 (mét). Có nghĩa là nếu xe bạn đi với vận tốc 60 km/h, khoảng cách an toàn sẽ là 60*3/10 = 18 mét. Khoảng cách này có ích khi xe trước phanh đột ngột và xe bạn cũng phanh ngay lập tức sau đó, tất nhiên là sau thời gian giật mình và nhận ra là xe trước phanh gấp, và hai xe sẽ không va chạm với nhau.

    Cũng theo công thức trên, có một nguyên tắc được gọi là nguyên tắc ba giây mà bạn nên tuân thủ. Ví dụ xe phía trước vượt qua một điểm, hãy đếm ba giây để đo thời gian xe bạn vượt qua điểm đó. Nếu xe bạn tới trước thời gian 3 giây, tức là bạn đang lái xe quá gần và có khả năng phanh không kịp trong trường hợp khẩn cấp.

    Tôn trọng khoảng cách này, cùng với những kinh nghiệm khi phanh sẽ tránh được nhiều tai nạn đáng tiếc.

    Những điều cần chú ý

    Người lái phải tập thói quen bình tĩnh và không sử dụng rượu bia khi lái xe, bởi nếu không có đủ sự bình tĩnh và tỉnh táo trước những tình huống nguy hiểm thì những kinh nghiệm phía trên là vô ích.

    Bạn nên chú ý tới trọng lượng và loại xe sử dụng. Một chiếc xe nặng sẽ khó phanh và trôi xa hơn một chiếc xe nhẹ cân. Trong khi đó, một chiếc sedan sẽ bám đường và khó lật hơn một chiếc SUV có trọng tâm cao.

    Nếu có điều kiện, hay sở hữu những loại xe sở hữu ít nhất là công nghệ ABS và EDB, công nghệ sẽ giúp bạn nhiều hơn và mang lại cho bạn sự an toàn cao hơn.

    Chúc bạn lái xe an toàn.


    TRẺ DÙNG SỨC KHỎE KIẾM TIỀN-GIÁ DÙNG TIỀN MUA SỨC KHỎE

    NHỮNG GÌ CON NGƯỜI KHÔNG NGHĨ TỚI LẠI XẢY RA TRONG ĐỜI
     
    DIỄN ĐÀN_VNTAMTAY » CHUYÊN TRANG ÔTÔ » PHANH - TREO - LÁI » HT PHANH » Kinh nghiệm sử dụng phanh ô tô (Kinh nghiệm sử dụng phanh ô tô)
    • Page 1 of 1
    • 1
    Search:

    click ủng hộ vntamtay
    Chát với Tôi
    300
    Liên kết quảng cáo
    Buôn bán phụ tùng!
    Đang truy cập
    Khu đăng nhập
    Video Clip
    00:04:51

    Truy đuổi như trong phim vì bị vượt xấu

    • Views:
    • Total comments: 0
    • Rating: 0.0
    Tỷ giá tiền tệ