Trang chính » Tin bài » Quán Ôtô & Xe máy

Độ Thẳng Của Bánh Xe
19-Feb-13, 13:53:27

Trong thực tế các bánh xe không song song tuyệt đối với nhau hoặc đều thẳng góc với mặt đường như chúng ta thường suy nghĩ. Tùy theo từng loại xe, chúng có những góc nghiêng nhất định khi xe đứng yên và rất khó nhận biết bằng mắt thường.

Trị số khá nhỏ của những góc này tùy thuộc vào trong lượng cũng như kết cấu của thân xe sao cho khi xe chuyển động tổng hợp của các yếu tố như phản lực từ mặt đường, độ đàn hồi của vỏ xe , độ biến dạng của cơ cấu lái và giảm chấn, cùng với tải trọng của xe sẽ khiến cho các bánh xe đạt được những tư thế giúp cho xe cân bằng và ổn định ở những điều kiện mặt đường khác nhau. Các góc nghiêng thiết kế của chủ yếu bánh xe gồm camber, toe hay caster, có trị số positive, negative, in hay out tùy theo ý định của nhà chế tạo.



Camber:

Độ túm phía trên (negative camber) hay túm phía dưới (positive camber) của các bánh xe nhìn từ phía đầu xe và góc độ này sẽ thay đổi khi xe dằn xóc theo chiều thẳng đứng. Sự hiện diện của camber giúp cho việc đổi hướng của xe trở nên dễ dàng hơn.



Với positive camber bánh xe dễ trở về vị trí chạy thẳng sau mỗi lần quẹo, đa số các loại xe thông dụng có góc nghiêng loại này.



- Với negative camber bánh xe sẽ khó bị trượt ngang trong mỗi lần quẹo, một số xe đua có góc nghiêng loại này.



- Khi camber của hai bánh xe trước không đều nhau, xe có khuynh hướng dịch chuyển ngang về phía bánh xe có trị số camber dương lớn hơn.



- Các bánh xe phía sau thường có camber = 0, tuy nhiên một số loại có ống nhún độc lập (independent rear suspension) được thiết kế với camber có trị số âm.





Camber wear



Toe:

Độ túm phía trước (toe in) hay túm phía sau (toe out) của các bánh xe nhìn từ phía trên được đo bằng độ hay hiệu số của 2 khoảng cách phía trước và sau của bánh xe (inch).






Xe kéo bánh sau thường có toe in và xe kéo bánh trước lại có toe out. Sự hiện diện của toe giúp cho các bánh xe tìm được vị trí song song với nhau và thẳng hàng dưới tác dụng của các ngoại lực khi xe di chuyển, giúp xe được ổn định trong những khi chạy thẳng và đổi hướng.



- Toe in giúp cho xe chạy ổn định trên đường thẳng nhưng toe out lại giúp cho xe đổi hướng dể dàng hơn, vì thế các xe đua thường có thiết kế với toe out thay vì toe in.



- Tăng toe in giúp cho xe không quẹo quá nhiều (oversteer) so với góc quay của tay lái, giúp gia tăng độ ổn định của xe (stability). Tuy nhiên nếu độ toe in quá lớn vỏ xe mòn nhiều ở cạnh ngoài, ngược lại khi toe out lớn, vỏ xe mòn nhiều ở cạnh trong.



- Xe kéo bánh sau thường có độ toe in ở hai bánh trước, trong khi đó xe kéo bánh trước lại có độ toe out ở hai bánh xe này.





Toe wear (feathering)



Caster:

Góc lệch của đường tâm ống nhún hay góc lệch của đường nối hai khớp nối hình cầu (ball joint) của mâm bánh xe so với đường thẳng đứng. Sự hiện diện của caster giúp cho hai bánh trước dễ dàng trở lại vị trí chạy thẳng sau khi quẹo.




Quan sát cơ cấu bánh xe dưới đây của một xe đẩy hàng, nếu không có độ caster bánh xe có khuynh hướng xoay tròn và rất khó đẩy xe đi thẳng.






- Với positive caster lớn tay lái sẽ nặng hơn khi đôỉ hướng nhưng các bánh xe sẽ dễ trở về vị trí chạy thẳng sau mỗi lần quẹo xe.



- Với positive caster nhỏ các bánh xe trước thường có khuynh hướng bị lắc ngang (shimmy)



- Khi caster của hai bánh xe trước không đều nhau, xe có khuynh hướng dịch chuyển ngang về phía bánh xe có trị số dương nhỏ hơn hay về phía có trị số âm lớn hơn.






Caster wear

Điều chỉnh ‘wheel alignment’


Trình tự điều chỉnh ‘wheel alignment’ như sau:




- Kiểm tra áp lực các bánh xe, tay lái và cơ cấu giảm chấn.



- Điều chỉnh caster.







Control arm

Caster và camber được điều chỉnh bằng cách dịch chuyển control arm và ball joint (BJ) bằng cách xoay ốc lệch tâm (eccentric bolt) hay thêm, bớt các miếng chêm (shim).



- Điều chỉnh camber rồi kiểm tra lại caster.



- Điều chỉnh toe.




- Kiểm tra toe out bằng cách xoay tay lái (nếu cần).





Khi đổi hướng các bánh xe phía trong có bán kính quay nhỏ hơn và góc quay lớn hơn. Toe out sẽ giúp cho chuyển động của xe dễ dàng và ổn định hơn trên đoạn đường cong.



- Kiểm tra caster, camber và toe ở các bánh sau (nếu cần).



- Kiểm tra độ thẳng hàng của hai bánh sau với hai bánh trước (tracking).






Khung xe (frame) bị biến dạng sau tai nạn có thể làm cho tracking bị sai lệch.



Khi va chạm mạnh với lề đường hay với một xe khác, độ thẳng của bánh xe (wheel alignment) có thể bị sai lệch khiến cho:

Thay lái rung và luôn có khuynh hướng quẹo về một bên.
Các vỏ xe dễ bị phá hỏng vì có dạng mòn bất thường.



Xe dằn xóc trên mặt đường bằng phẳng hay bị đảo khi qua những khúc quanh.
Xe có khuynh hướng tự động chạy qua trái hay qua phải trên mặt đường phẳng nếu buông tay lái.
Tay lái (steering wheel) không nằm ở vị trí trung tâm khi xe chạy trên đường thẳng.

Vị trí đúng của tay lái khi xe chạy thẳng.


Trong những trường hợp đó cần đem xe đi điều chỉnh ‘wheel alignment’ để các góc nghiêng trở lại với trị số thiết kế giúp người lái xe có được cảm giác thoải mái, nhẹ nhàng và nhất là để tiết kiệm một khoản tiền lớn phải dùng cho việc liên tục thay vỏ xe.

Giá của dịch vụ này thường vào khoảng từ US $60 đến US $80 tùy theo xe phải điều chỉnh 2 hay 4 bánh. Thông thường xe chỉ cần được điều chỉnh độ thẳng của 2 bánh trước (two wheel alignment), tuy nhiên nếu xe có cơ cấu giảm chấn độc lập ở bánh sau (independent rear suspension) cần phải điều chỉnh cả bốn bánh xe (four wheel alignment).



Cơ cấu giảm chấn độc lập ở bánh sau.
(Theo oto-hui)
Danh mục: Quán Ôtô & Xe máy | Người đăng: TieuBao
Lượt xem: 846 | Lượt tải: 0 | Đánh giá: 0.0/0
Tổng bình luận: 0
ComForm">
avatar
click ủng hộ vntamtay
Chát với Tôi
300
Tin theo chủ đề
Liên kết quảng cáo
Buôn bán phụ tùng!
Đang truy cập

Trực tuyến: 1
Khách: 1
Thành viên: 0
Khu đăng nhập
Video Clip
00:03:50
Tỷ giá tiền tệ