[ Tin nhắn mới · Thành viên · Quy tắc diễn đàn · Tìm kiếm · RSS]
THỐNG KÊ DIỄN ĐÀN
BÀI VIẾT MỚICHỦ ĐỀ SÔI ĐỘNGTHÀNH VIÊN TÍCH CỰCTHÀNH VIÊN MỚI
  • Chồng Nhâm Thâ... (1)
  • Bộ sách về tử ... (1)
  • Thuốc chữa bện... (1)
  • Bệnh nhiệt miệ... (0)
  • Tạo màng ngăn ... (0)
  • Tổng Hợp về YA... (13)
  • Tăng font chữ ... (13)
  • Tử vi năm Nhâm... (11)
  • Phong thủy cho... (10)
  • Thái cực quyền... (8)
  • TieuBao
  • kcdl
  • havanchan55
  • minzjkute
  • 12a3
  • myphamchonamfanmen
  • containervietcom
  • levindecorcom1
  • dongoclong123
  • truongba03112022
    • Page 1 of 1
    • 1
    NGHỆ THUẬT XEM TƯỚNG PHẦN 9
    TieuBaoNgày: Thứ 4, 03-Apr-13, 10:53:35 | Bài viết # 1


    Nhóm: Administrator
    Số bài viết: 3090
    Khen thưởng: 3
    Được cảm ơn: 10001
    Trạng thái: Offline
    II - CÁC LOẠI SẮC TRONG TƯỚNG HỌC

    Nói đến sắc tức là nói đến màu, nhưng ở đây nặng nề về phần màu của da trên khuôn mặt. Tướng học Á đông phân ra bảy loại đơn sắc:
    - màu đỏ - màu xanh - màu vàng - màu hồng - màu trắng
    - màu tía - màu đen
    Ba màu Đỏ, Hồng, Tía được tướng học Ngũ hành hoá thành ra hỏa sắc là màu chính thức của ba tháng hè, là màu da căn bản của loại người hình Hoả trong phép phân loại Ngũ hành hình tướng.
    Màu xanh thuộc Mộc, là màu sắc chính của ba tháng mùa xuân màu da căn bản của loại người hình Mộc.
    Màu trắng thuộc Kim là màu sắc tượng trưng cho ba tháng mùa thu là màu da căn bản của người hình Kim.
    Màu đen thuộc thuỷ là màu sắc thuộc về mùa đông là màu da chính cách của loại người hình Thủy. Sau cùng, màu vàng thuộc thổ, là màu sắc tượng trưng an lan quanh năm, là màu da căn bản của loại người hình Thổ.

    a ) Ý nghĩa của từng loại màu trên con người
    Theo sự kinh nghiệm tích luỹ lâu đời của cổ nhân, người ta thấy thông thường mỗi một màu xuất hiện bất chợt trên các bộ vị của một cá nhân có một ý nghĩa riêng biệt như sau:
    - Màu xanh chỉ về lo lắng, kính hiểm, tật ách, trở ngại, tiểu nhân, nhục nhã
    - Màu đỏ chỉ khẩu thiệt thị phi, quan tụng,tù ngục phá tà , tật bệnh, hung tai
    - Màu đen chỉ thuỷ ách, hao phá, mất chức, chết chóc
    - Màu trắng chỉ hình khắc, hiếu phục, tật bệnh
    - Màu hồng ( và đôi khi màu Tía ) chỉ về các sự ngẫu nhiên đắc tài, đắc lợi, may mắn ngoài ý liệu
    - Màu vàng chỉ vui vẻ, tài lộc thăng tiến, bình an may mắn
    Tuy vậy, các ý nghĩa trên không phải là định lệ bất di bất dịch, trong thực tế, việc phân định và giải đoán ý nghĩa của sắc vô cùng phức tạp vì mỗi loại sắc có liên hệ xa gần chằng chịt với nhiều dữ kiện khác. Sách Quy giám đã từng nói " vui buồn, may rủi đều có thể hiện lên khuôn mặt qua khí sắc".
    Sắc phân ra lớn nhỏ, dài ngắn, rộng hẹp, tuỳ thời cải biến hoặc xấu hoặc tốt, hoặc khô hoặc nhuận. Khởi nguyên của khí ở Ngũ tạng, sắc bắt nguồn từ khí, ban ngày hiện ra ở ngoài. Cái dụng của sắc còn tùy theo thời gian, khí hậu. Sắc hiện ra có khi lớn như sợi tóc nhỏ như sợi lông con tằm, dài như sợi lông ngắn như chiều dài hạt tấm. Thế cảu sắc có thịnh có suy. Cho nên cần phải phối hợp thời gian, khí hậu và Ngũ hành mà quan sát. Trong các loại sắc, sắc đỏ rất khó quan sát cho chính xác, hoặc do nội trạng, hỏa vượng mà mặt đỏ, hoặc do đột nhiên cảm cúm mà mặt đỏ, hoặc do uất ức mà mặt đỏ, hoặc uống rượu mà mặt đỏ. Chỉ đỏ sắc tự nhiên thiên bẩm hoac do đột nhiên cảm cúm mà mặt đỏ, hoặc do uất ức mà mặt đỏ, hoặc uống rượu mà mặt đỏ. Chỉ đỏ sắc tự nhiên thiên bẩm hặoc vô bệnh tật mà phát sinh ra mới thực là sắc đỏ của tướng học. Về thời gian, ít ra nó phải xuất hiện rõ rệt ở một bộ vị nhất định cả ngày mới có thể lấy làm căn cứ mà đoán tật bệnh cát hung quan sự gia vận.
    Nói tóm lại, biết ý nghĩa đặc thù của từng loại sắc chưa đủ để đoán mà còn phải lồng được ý nghĩa đơn độc của nó vào một khung cảnh tổng quát bao gồm các yếu tố sau đây để tìm ra ý nghĩa kết hợp của nó
    - Sự lớn rộng hay hẹp của một khu vực xuất hiện sắca nó vào một khung cảnh tổng quát bao gồm
    các yếu tố sau đây để tìm ra ý nghĩa kết hợp của nó
    - Tính cách thanh trọc của sắc
    - Hư sắc hay thực sắc
    - Bộ vị xuất hiện
    - Phối hợp hay không với màu da tổng quát căn bản của từng loại người ( Ngũ hành hình tướng )
    - Phối hợp hay không phối hợp với màu
    - Rõ ràng hay mờ ảo, thường trực hay bất chợt
    - Đơn thuần hay tạp sắc …
    Chẳng hạn màu đen, tuỳ theo định nghĩa thông dụng là một màu xấu nhưng nếu thấy xuất hiện ở người hình Thủy trong ba tháng mùa đông mà đặc biệt lại ở Địa các, với sắc thái tươi bóng lại là một màu tốt đặc biệt chủ về khang kiện và phát tài.
    Màu đỏ, tuy là màu chỉ về thị phi, quan tụng nhưng nếu ởn gười hình Kim trong ba tháng hè, sắc tươi tắn không hỗn tạp. Nếu vẫn ở cá nhân trên mà trong đỏ lại pha lẫn đen thành màu huyết dụ thì lại chủ về hung hiểm khó tránh: pha lẫn màu xanh hay vàng mà lại là thanh sắc thì tuy tai ương vẫn có nhưng mức độ nguy hại giảm thiếu tới tối đa, rốt cuộc không có gì đáng ngại. Từ đó, ta có thể áp dụng lối suy luận trên vào các màu khác.

    b ) Quy tắc tổng quát về cách đoán sắc
    Trong phép đoán sắc ta không cần quá câu nệ vào ý nghĩa riêng rẽ của từng màu mà cần phải để ý đến ý nghĩa kết hợp của nó trong một bối cảnh chung.
    Ngoài các yếu tố kể trên, ta còn phải phân biệt một vài điểm quan trọng trước khi lưu ý đến ý nghĩa của từng loại sắc. Đó là :
    1 - Hư sắc và thực sắc
    Hư sắc là trường hợp sắc và khí không tương hợp, chỉ có sắc hiện ra ở ngoài da, mà phía dưới da không có khí. Để hiểu ta có thể ví hư sắc với vết bùn hay một vết màu bất chợt phết lên lớp da cây, thành ra nhìn vào vết đó trên thân cây, ta không thể biết được chất nhựa chu lưu dưới lớp vỏ cây ra sao. Trường hợp này cũng còn gọi là hữu sắc vô khí.
    Trái lại, thực sắc là màu da thực sự của vỏ cây, nó phản ảnh trung thực chất nhựa cây chu lưu ở dưới lớp vỏ cây. Tùy theo chất nhựa sung mãn hay khiếm hụt, màu sắc của vỏ cũng biến chuyển theo.
    Trong tướng học chỉ có thực sắc mới đáng lưu tâm còn hư sắc không đáng kể.

    2 - Vương sắc, trệ sắc, hoại sắc
    Bất cứ loại thực sắc nào dù đơn thuần hay phức hợp cũng đều có thể ở vào một trong ba trạng thái trên.
    *Vương sắc : màu thuộc loại chính cách, sáng sủa, phân phối đều khắp bộ vị quan sát, phù hợp với thời gian tối thuận của nó. Vượng sắc đắc cách phù hợp với từng loại hình tướng là dấu hiệu tốt.
    *Trệ sắc : Màu xuất hiện đúng chỗ, đúng lúc, nhưng phẩm chất xấu hặoc phân phối không đều đặn (hoặc lốm đốm, hoặc chỗ đậm chỗ nhạt).
    Trong tướng học, nói đến vượng sắc cách và trệ sắc là người ta chú ý đến màu sắc chính yếu trên khuôn mặt hoặc các bộ vị chính yếu.
    Như danh xưng của nó , trễ sắc chủ về các sự bất tường tiềm ẩn sắp bộc phát
    -Kim trệ : Da mặt hiện ra sắc trắng bệch và khô như mặt đất bị mốc là điem báo trước vẽ sự cùng khốn, ngưng trệ về của cải.
    Mộc trễ : Khuôn mặt xanh xao, u ám chủ về tật bệnh, tai họa .
    Thuỷ trệ : Toàn thể các bộ vị chính trên mặt, nhất là hai tai mờ ảo như khói ám là dấu hiệu tiềm ẩn chủ về quan trung thị phi.
    -Hỏa trệ : Mặt nổi màu đỏ trông khô héo là điểm hao tổn tiền bạc.
    -Thổ trệ : Màu da mặt vàng lốm đốm không đều, không sáng như màu nghệ khô là triệu chứng nội tạng bệnh hoạn, công việc khó thành.
    *Hoại sắc : Xuất hiện trái thời gian, sai bộ vị hoặc pha trộn nhiều màu sắc tương khắc. 11. Bí ẩn lòng bàn tay


    Bí ẩn lòng bàn tay
    BÀN TAY LÀ GÌ ?
    1 - Bàn tay giúp sự nhận xét bịnh tật .
    2 - Bàn tay giúp sự xét đoán tâm lý cá nhân.
    3 - Bàn tay giúp sự tiên đoán những điều nguy hại, cũng như thuận lợi cho người .

    Hai bàn tay mặt và trái được chia thành 2 địa hạt rõ rệt: tinh thần hay thiên định được ghi ở bàn tay trái; vật chất hay nhân lực được ghi trong bàn tay mặt .
    Sự mâu thuẫn giữa bàn tay nam và nữ được chứng minh qua những nguyên nhân sau:
    1 - Khuôn khổ: với 1 mẫu bàn tay, chẳng hạn như vuông, dài, tròn, bầu, nhọn, mũi viết ... giá trị sẽ khác nhau nếu không nói là trái ngược nhau giữa bàn tay nam và nữ .

    Thí dụ: 1 bàn tay mũi viết ở người bạn gái, đó là hình thức bàn tay gặp nhiều may mắn trong bất cứ trường hợp nào: tiền, tình, cũng như danh vọng . Ngược lại cũng bàn tay mũi viết ấy ở người bạn trai, giá trị lại như sau: giàu tưởng tượng, thiếu thức tế, do dự, đôi khi trở thành khiếp nhược, bỏ lỡ cơ hội vì nữ tánh của mình .

    2 - Hình thức: 1 bàn tay mập và dày
    Ở người bạn trai sẽ nói lên sự may mắn và thành công về phương diện vật chất, sự nghiệp .
    Ở người bạn gái, nhiều dâm tính, lúc nào cũng tìm cách thoả màn nhục dục, do đó có thể là bàn tay của người bạn sa đoạ .
    3 - Màu sắc: màu trắng
    Ở bàn tay người nữ là bàn tay thắng lợi về mọi phương diện .
    Ở bạn trai thì ít được may mắn, đó là mẫu bàn tay của người háo ăn, ham chưng diện, thích xa hoa, nhưng kém bình tĩnh và thản nhiên trước sự khốn khổ của người khác .



    NHỮNG NÉT ĐẠI CƯƠNG TRONG BÀN TAY
    Lưu ý: một đường chỉ, một ấn tượng trong bàn tay không đáng kể, mà trọn bàn tay mới đáng kể .
    Đường Chánh:
    Có 6 đường chánh trong bàn tay, không luận nam nữ
    1 - Đường Sanh Đạo: bắt nguồn từ khoảng giữa 2 ngón cái và ngón trỏ, bọc vòng theo thân dưới ngón cái chạy như 1 hình vòng cung xuống cườm tay.

    2 - Đường Trí Đạo: bắt nguồn từ 1 chỗ với đường Sanh Đạo, hoặc dính liền với đường này, hoặc phát nguồn rời ra và chảy về rìa bàn tay hoặc lên trên hoặc xuống dưới, nghĩa là đổ vào các gò nằm cận rìa bàn tay.

    3 - Đường Tâm Đạo: phát nguồn từ rìa bàn tay, dưới ngón út chảy vào lòng bàn tay hoặc chấm dứt thật xa dưới ngón trỏ, hoặc chấm dứt lưng chừng dưới ngón giữa, dưới ngón áp út . Cũng có những đường Tâm Đạo quá ngắn, vừa phát ra là chấm dứt ngay tại thân dưới ngón út . Đây là 1 điểm cần đặc biệt để ý, vì rất dễ nhận định lầm với đường Hôn Nhân.

    4 - Đường Định Mạng: nằm giữa ở thân giữa lòng bàn tay, phát nguồn từ cườm tay, hoặc ở lưng chừng khoảng trên cườm tay, hoặc ở lưng chừng khoảng trên cườm tay chảy đứng lên và chấm dứt ở nhiều nơi, thường thì đường này hay chấm dứt ở nhiều nơi, thường thì đường này hay chấm dứt chỗ đụng nhằm đường Trí Đạo, dài hơn 1 chút là chấm dứt chỗ đụng nhằm đường Tâm Đạo .

    5 - Đường Thái Dương: phát nguồn từ lưng chừng bàn tay, gần như không bao giờ ở thân dưới bàn tay, mà từ giữa lòng bàn tay trở lên và chảy vào thân dưới ngón áp út, tức là gò Thái Dương.
    1- Đường Trực Giác: luôn luôn nằm ở rìa bàn tay và phát nguồn trong gò Thái Âm thành hình vòng
    cung, bề cong ở phía lòng bàn tay, chảy lên gò Thủy Tinh tức gò nằm dưới ngón út và chấm dứt nơi đây.

    Đường Phụ:
    1 - Vòng Kim Tinh: là 1 đường cong, nằm vắt ngang dưới 2 ngón giữa và áp út, hoặc dài hơn từ cạnh ngón trỏ đến thân dưới ngón út . Đường cong này có nhiều hình thức: cong như vòng cung, cong 1 đầu, thẳng 1 đầu hoặc 1 đường cong dài và 1 đường cong ngắn đi cặp ở khoảng đầu hay ở khoảng cuối . Cũng có những vòng Kim Tinh gần như ngay và bị cắt đứt nhiều khoảng, hoặc gồm những chỉ tay nhỏ vấn vào nhau như sợi nhợ se lại . Chiều cong của vòng Kim Tinh luôn nằm về phía dưới, gần như hình 1 lưỡi liềm, có 2 đầu vấn vào nhau như sợi nhợ se lại

    2 Đường Xà Ngang (đường Xuyên): là những đường nhỏ, đa số là ngắn và thường phát nguồn từ gò
    Kim Tinh xuyên ngang đường Sanh Đạo, qua đường Trí Đạo . Vượt thẳng thêm lên đường Tâm Đạo, đường xuyên được xem là dài . Đường Sà luôn co 1 chiều cong ở thân dưới, chiều này luôn luôn hướng về phía ngón cái, đầu phát nguồn từ gò Kim Tinh hay đồng Hoả Tinh.

    1- Đường Hôn Nhân: là những đường nhỏ, luôn luôn là ngắn, dài nhất trong đường Hôn Nhân là 1
    đường chấm đến khu vực giao liên giữa 2 ngón út và áp út . Đường Hôn Nhân luôn luôn đóng thân trên đường Tâm Đạo, và phát nguồn từ rìa bàn tay, hoặc nhiều, hoặc ít, tối đa là 5. Có 3 hình thức: thẳng, cong về phía trên hoặc công xuống phía dưới . Một hình thức đặc biệt là chỗ cuối đường Hôn Nhân rẽ làm 2 (chỉ xuất hiện ở bàn tay nữ, rất ít ở bàn tay nam).

    4 - Đường Hoả Tinh: luôn luôn nằm trong khu vực gò Hoả Tinh và không bao giờ vượt ra ngoài gò này . Phát nguồn từ rìa bàn tay và luôn luôn ngắn nhưng ngay thẳng, ít thấy cong.

    5 - Đường Du Lịch: xuất hiện trong gò Thái Âm, vượt vào đồng Hoả Tinh và phát nguồn từ rìa bàn tay . Đường Du Lịch có thể nhiều, đôi khi chỉ có 1 và là đường dài hơn hết trong 2 đường Hông Nhân và Hoả Tinh.

    6 - Đường Thủy Tinh (Sinh Lực): phát nguồn từ gò Thái Âm, nơi giáp giới giữa gò này và gò Kim Tinh hoặc trong đồng Hoả Tinh . Nằm nghiêng theo rìa bàn tay và lúc nào cũng chảy lên gò Thủy Tinh, ngắn nhứt cũng vừa chấm vào địa phận gò này .

    7 - Sau đường Thủy Tinh là ngấn cườm tay. Đó là những đường nằm vắt ngang thân dưới lòng bàn tay, trong khu vực cườm tay. Nó có thể vượt lên khỏi cườm tay và đôi khi cũng rời khỏi bàn tay, lệch về phía dưới . Ngấn cườm tay ít nhất là 1, nhiều nhất là 3, cũng còn gọi là vòng Kỳ Diệu .

    8 - Vòng Mộc Tinh: nằm vắt ngang dưới khu vực từ ngón trỏ qua ngón giữa .

    9 - Vòng Thủy Tinh: nằm vắt ngang dưới khu vực từ ngón út qua ngón áp út .

    10 - Đường Tử Tức: là những đường tí ti nằm lí nhí đứng trên đường Hôn Nhân. Những đường này có thể đóng cao trong khu vực lóng thứ 3 của ngón út . (Là đường duy nhất có giá trị trong bàn tay bạn gái mà vô nghĩ trong bàn tay bạn trai)

    Các Gò:
    1 - Gò Kim Tinh: nằm trọn ở thân dưới ngón cái, và có đường Sanh Đạo bọc vòng theo .

    2 - Gò Mộc Tinh: chiếm dưới thân ngón trỏ, dính liền với gò Thổ Tinh và giao tiếp với đồng Hoả Tinh. 3 - Gò Hoả Tinh Âm: là 1 khoảng cách rất nhỏ nằm ở gữa 2 gò Kim Tinh và Mộc Tinh.

    4 - Gò Thổ Tinh: nằm dưới ngón giữa, giao tiếp với gò Mộc Tinh và dính liền với gò kế cận ngón áp út 5 - Gò (đồng) Hoả Tinh: nằm ở thân dưới gò Thổ Tinh.

    6 - Gò Thái Dương: nói theo Gò Thổ Tinh, chiệm trọn thân dưới ngón út .

    7 - Gò Hoả Tinh Dương: dọc theo rìa bàn tay, nằm ở lưng chừng .

    8 - Gò Thái Âm: tiếp với cườm tay và gò Kim Tinh.

    Các ngón và khu vực khác:
    Trong bàn tay, ngoại trừ ngón cái được xem là ngón tượng trưng cho cá tánh của người, hay là ngón chỉ huy, các ngón khác đều có 1 tên của nó chiếu theo ảnh hưởng của hành tinh.
    - Ngón trỏ là ngón Mộc Tinh.
    - Ngón giữa là ngón Thổ Tinh.
    - Ngón áp út là ngón Thái Dương.
    - Ngón út là ngón Thủy Tinh.
    - Thân dưới ngón út chạy dọc đến cườm tay gọi là rìa bàn tay.
    - Khu vực nằm giữa 2 đường Tâm Đạo và Trí Đạo gọi là Hình Bốn Góc .
    - Khu vực nằm trong khoảng giao nhau giữa những đường Sanh Đạo, Trí Đạo và Trực Giác gọi là
    hình Tam Giác Lớn .
    - Góc tiếp giáp của 2 đường Sanh Đạo và Trí Đạo là góc Tối Cao.
    - Góc tiếp giáp của 2 đường Trí Đạo và Trực Giác gọi là góc Trung Gian hay Góc Trái . Góc còn lại
    nơi tiếp giáp giữa 2 đường SAnh Đạo và Trực Giác là Góc Hạ hay Góc Nội, hoặc Góc Mặt .
    - Khu vực nằm trong khoảng giao nhau giữa những đường Trí Đạo, Định Mạng và Trực Giác gọi là
    hình tam giác nhỏ .
    Trước hơn hết, chúng ta tìm hiểu về ni tấc của 1 bàn tay trung bình . Bàn tay gồm 2 mặt:
    - Mặt ngoài gọi là lưng bàn tay mà thông thường kêu là mu .
    - Mặt trong gọi là mặt bàn tay, hay gan bày tay cũng thế
    Lưng bàn tay không có gì đáng nói, ngoại trừ hình thức và màu sắc, vì thế trong việc tìm hiểu ni tấc lưng bàn tay không được đề cập đến
    Mặt bàn tay hay gan bàn tay được chia thành 2 phần rõ rệt không đồng nhau:
    1- Lòng bàn tay được ghi nhận từ ngấn cườm tay đến chân ngón giữa .
    2- Các ngón gồm mỗi ngón 3 lóng: lóng thứ 1, lòng nhì, lóng 3; hay lóng có móng, lóng giữa và lóng
    chót .
    Chiều dài của 1 lòng bàn tay trung bình được xác nhận là non 3/5 của chiều dài bàn tay . Trong lúc đó, chiều dài ngón giữa cũng được xác nhận là già 2/5 của chiều dài bàn tay .
    Chiều ngang bàn tay trung bình, như chúng ta đã biết về thể thức tìm chiều ngang, được đo từ đầu đường sanh đạo qua rìa bàn tay, sẽ già hơn chiều dài ngón giữa 1 chút
    Về chiều dài các ngón trong bàn tay trung bình, chúng ta được biết:
    - Ngón trỏ trung bình sẽ chấm dứt tại 1/3 đầu lóng có móng của ngón giữa .
    - Ngón út trung bình sẽ chấm dứt ở giữa lóng giữa của ngón giữa và ngang với mắt phân chia lóng
    có móng tay và lóng giữa của ngón áp út .
    - Ngón cái trung bình sẽ chấm dứt ở giữa lóng chót của ngón trỏ .
    - Chiều dài các lóng đối với ngón tay, được xác nhận như sau, bất cứ ngón nào đều như nhau:
    + Lóng có móng, 2.5 phần 10 của ngón tay .
    + Lóng giữa, 3.5 phần 10 ngón tay .
    + Lóng chót, 4 phần 10 của ngón tay .
    Về ni tấc của bàn tay, chúng ta được biết cùng 2 bàn tay của 1 người, ni tấc không bao giờ đồng nhau, mà bàn tay mặt luôn luôn trội hơn bàn tay trái, dù nam hay nữ .
    Chúng ta cũng được biết về phương diện phân tách bàn tay, bàn tay mặt được xem như sở đắc hay kiến thức của người hay nói cách khác, là khả năng tiến thủ của người . Bàn tay trái được xem như bẩm sinh hay thiên phú cũng thế,


    A - HÌNH THỨC BÀN TAY
    Các nhà giải phẫu bàn tay đều đồng ý, đối với người bạn gái, bàn tay được phân định thành 4 loại rõ ràng như sau:
    1 - Người trầm mặc
    - Bàn tay dày, mềm, ướt và lạnh .
    - Da trắng, thỉnh thoảng có những chấm hồng
    - Lòng bàn tay rộng và mập, no đủ ở phần rìa bàn tay, nghĩa là thân dưới ngón út, khu vực từ gò Thủy Tinh đến hết gò Thái Âm
    - Ngón trắng và tròn trịa
    - Ngón rộng, mềm và nhạt .
    - Hình thức chung: hình trái lê .
    2 - Người hoạt động
    - Bàn tay dày, săn, ướt và nóng
    - Da màu, có lông, nhứt là theo rìa bàn tay .
    - Lòng bàn tay rộng, nhiều thịt, gò Kim Tinh cũng như thân dưới ngón cái ở mu bàn tay đều dày và săn .
    - Ngón ngắn và búp măng
    - Móng cứng và hồng, phao có vết lưỡi liềm .
    - Hình thức chung: tròn, hột xoài hoặc lục giác .
    3 - Người có óc thực hiện
    - Bàn tay săn, cứng, khô và nóng .
    - Da sạm, nám .
    - Lòng bàn tay ốm, gân guốc .
    - Ngón khá dài, mạnh, cứng, đầu vuông . Ngón cái, trỏ và giữa dài .
    - Móng chữ nhật và sậm .
    - Hình thức chung: chữ nhật .
    4 - Người suy tư
    - Bàn tay dài, mỏng, lạnh và khô
    - Da xám và muớt .
    - Lòng hẹp và xương .
    - Ngón dài, ốm, có mắt . Ngón út và áp út dài .
    - Móng dài, hẹp và ửng .
    - Hình thức chung: tam giác
    Ngoài ra chúng ta còn có dịp để 2 sắc thái rõ rệt về bàn tay:
    1- Hoàn toàn nữ tính: tròn, hình nón, láng, lòng rộng, ngón hẹp, màu sắc lúc nào cũng có cảm giác
    như mơn mởn .
    2- Hoàn toàn nam tính: đẹp, vuông, gân guốc, ngón rộng, nhiều lông .
    B - THÀNH PHẦN BÀN TAY
    LÒNG BÀN TAY
    Lòng bàn tay diễn tả đời sống vật chất, khả năng tình cảm và sinh hoạt sinh lý của mỗi người . Khi lòng bàn tay và các ngón có chiều dài bằng nhau, người sẽ quân bình cá tánh . Khi lòng bàn tay trội hơn, vật chất sẽ quân bình cá tánh . Khi lòng bàn tay trội hơn, vật chất sẽ lãnh phần ưu thế . Khi các ngón dài hơn, tinh thần sẽ ngự trị .
    Lòng bàn tay được chia thành 3 khu vực:
    - Khu vực rìa bàn tay biểu dương vật chất, tiêu cực .
    - Khu vực phía trong ngón cái, biểu dương sinh lực .
    - Khu vực bàn tay dưới ngón cái, biểu dương ý chí, khả năng .
    CÁC NGÓN TAY
    Các ngón tay diễn tả đời sống giao dịch, khả năng trí thức và sinh hoạt tinh thần của mỗi người .
    Ngón cái và ngón trỏ biểu dương sự hoạt động của trí nào . Ngón áp út và út nói lên sự thụ hưởng của não óc .
    Bàn tay sè (các ngón căng thẳng ra) chỉ định giá trị của người về tinh thần . Bàn tay sè thật rộng, người sẽ có 1 kiến thức rộng rãi, thông minh, xét đoán và mau lẹ .
    Khoảng cách giữa các ngón cũng nói lên giá trị đặc biệt, tùy theo khoảng rộng hay hẹp khi các ngón sè thẳng ra . Đó là sự tiêu pha về mọi phương diện .
    - Khoảng cách giữa 2 ngón cái và trỏ mở ra rộng hay hẹp sẽ có ý nghĩa hoang phí hay tiêu xài đúng
    mức . Từ 90 độ trở lên được coi như người có mức tiêu pha quá độ .
    - Khoảng cách giữa 2 ngón trỏ và giữa chỉ định sự tiêu pha cho chính mình
    - Khoảng cách giữa 2 ngón giữa và áp út chỉ định sự tiêu pha cho người khác .
    - Khoảng cách giữa 2 ngón áp út và út chỉ định sự tiêu pha cho nhu cầu tinh thần .
    Ở mỗi đầu ngón tay đều có những chỉ nhỏ vận vào nhau, hình thức vận chuyển đều đặc, gọi là khu ốc . Khu ốc biểu dương sự khéo léo, điều may mắn, nhứt là linh tánh của 1 người trên mọi phương diện . Khu ốc đóng ở đầu ngón nào, giá trị sẽ được quyết định theo ngón ấy .
    Lật úp bàn tay lại, ở chỗ giao nhau của các lóng, trên mu bàn tay, thỉnh thoảng chúng ta thấy những nếp nhăn sâu đậm bám víu vào nhau như hình mắt, được gọi là mắt tay . Những mắt tương tự mà chúng ta trông thấy ở mặt bàn tay đều vô nghĩa nên sự nhận xét phải được ghi nhớ, để tránh sự đánh giá sai lầm .
    Mắng nằm chỗ giao nhau giữa lóng chót và lóng giữa được gọi là mắt duy vật . Mắt này biểu dương khả năng kiến tạo, thực hiện, sáng tác ... có nghĩa là bất cứ hình thức tinh vi nào của vật chất đều được biểu dương bằng mắt duy vật .
    Mắt nằm chỗ giao nhau giữa lóng giữa và lóng nhứt tức là lóng có móng tay, được đặt tên là mắt triết lý . Như tên của nó, mắt triết lý khoa trương tất cả các khả năng và hình thức tuyệt vời về tinh thần, chẳng hạn như óc nghiên cứu luận chứng, về tâm linh, về thần học ... Nghĩa là trên phương diện tinh thần hay duy tâm cũng thế .
    Mắt thứ 3 là mắt nằm tại gốc mỗi ngón tay, mắt này biểu dương cá tánh của người nội trợ giỏi, tinh vi, tính toán thần tình, nên được gọi là mắt nội trợ . Những người bạn gái khéo léo, hầu hết đều có mắt này .
    Sau những mắt tay, đến lóng tay .
    Nghiên cứu về giá trị lóng tay, chúng ta có 1 lập luận căn bản như thế này: càng lóng giữa dài thêm đối với lóng chót, càng lót có móng dài thêm đối với lóng giữa, người càng được sáng tỏ về mọi mặt: tiền, tình, danh vọng .
    Về giá trị riêng rẽ từng lóng, chúng ta có giá trị của mỗi lóng như sau:
    - Lóng 1, tức lóng có móng, diễn tả trí thông minh, khả năng sáng tác ... nghĩa là sinh hoạt tinh thần .
    - Lóng 2, tức lóng giữa, diễn tả khả năng thu nhận thụ cảm ... nghĩa là sinh hoạt tình cảm .
    - Lóng chót diễn tả khả năng thực hiện, phô trương ... nghĩa là khả năng vật chất .


    TRẺ DÙNG SỨC KHỎE KIẾM TIỀN-GIÁ DÙNG TIỀN MUA SỨC KHỎE

    NHỮNG GÌ CON NGƯỜI KHÔNG NGHĨ TỚI LẠI XẢY RA TRONG ĐỜI
     
    • Page 1 of 1
    • 1
    Search:

    click ủng hộ vntamtay
    Chát với Tôi
    300
    Liên kết quảng cáo
    Buôn bán phụ tùng!
    Đang truy cập
    Khu đăng nhập
    Truy cập trong ngày
    Video Clip
    00:01:45

    Khi loài mèo nổi giận

    • Views:
    • Total comments: 0
    • Rating: 0.0
    Tỷ giá tiền tệ