[ Tin nhắn mới · Thành viên · Quy tắc diễn đàn · Tìm kiếm · RSS]
THỐNG KÊ DIỄN ĐÀN
BÀI VIẾT MỚICHỦ ĐỀ SÔI ĐỘNGTHÀNH VIÊN TÍCH CỰCTHÀNH VIÊN MỚI
  • Chồng Nhâm Thâ... (1)
  • Bộ sách về tử ... (1)
  • Thuốc chữa bện... (1)
  • Bệnh nhiệt miệ... (0)
  • Tạo màng ngăn ... (0)
  • Tổng Hợp về YA... (13)
  • Tăng font chữ ... (13)
  • Tử vi năm Nhâm... (11)
  • Phong thủy cho... (10)
  • Thái cực quyền... (8)
  • TieuBao
  • kcdl
  • havanchan55
  • minzjkute
  • 12a3
  • myphamchonamfanmen
  • containervietcom
  • levindecorcom1
  • dongoclong123
  • truongba03112022
    • Page 1 of 1
    • 1
    Nứt kính chắn gió
    TieuBaoNgày: Chủ nhật, 18-Sep-11, 20:37:14 | Bài viết # 1


    Nhóm: Administrator
    Số bài viết: 3090
    Khen thưởng: 3
    Được cảm ơn: 10001
    Trạng thái: Offline
    Bên cạnh việc tránh gió, bụi, kính chắn gió còn bảo vệ tính mạng của lái xe và hành khách trong các vụ va chạm, góp phần kích hoạt túi khí khi xảy ra tai nạn và củng cố độ vững chắc của mui xe.
    Nếu chẳng may trong một ngày không đẹp trời khi bạn đang lái xe trên xa lộ, đầu óc đang theo đuổi các ý tưởng kinh doanh thì đột nhiên thấy một xe tải chở xà bần lấm lem ngay trước mặt và chỉ sau chốc lát có một cục đá văng ra bay lên kính lái của bạn, để lại một vết lõm trắng đục trên đó. Với các yếu tố tác động khác nhau, tấm kính xe ô tô có thể bị rạn nứt hay vỡ với các vết tích để lại có hình dáng khác nhau. Các vết nứt vỡ do va đập có thể có hình mắt trâu (giống như hình chóp nón xuất phát từ điểm va đập, tạo thành 1 vành màu đậm xung quanh điểm va đập), vết nứt hình ngôi sao (vài vết rạn cùng xuất phát từ điểm va đập), vết nứt tổng hợp (vừa có vết nứt mắt trâu, vừa có những vết rạn ngắn, dài xuất phát từ điểm va đập)…

    Một cái kính mới có thể là viễn cảnh tồi tệ nhất xuất hiện ngay trong đầu bạn. Nhưng đừng vội quyết định, vẫn còn hy vọng! Hãy tham khảo một số thông tin dưới đây xem liệu có “cứu vãn” được tình thế hay không.

    Một số điều nên làm trước khi vét nứt được xử lý:

    • Khi chẳng may kính xe bị nứt hay vỡ, bạn cần cố gắng giữ sạch vết nứt, vỡ đó bằng việc dán decal để tránh bụi bẩn và nước chui vào. Có như vậy, vết nứt vỡ mới đảm bảo độ trong sau khi hàn.
    • Hạn chế chạy xe. Sử dụng xe càng ít càng tốt trước khi bạn đem xe đến tiệm kính để kiểm tra. Các rung động và chênh lệch nhiệt độ có thể nhanh chóng biến các vết nứt “tí hon” loang nhanh hết toàn bộ kính lái.
    • Đừng đụng chạm vào vết nứt. Ngoài sự sắc bén, dầu nhờn từ da tay bạn sẽ làm giảm hiệu quả sửa chữa và có khi chỉ cần chạm nhẹ cũng làm cho vết nứt rộng ra.
    • Đừng có sập mạnh cửa hoặc cốp. Chân không bên trong cabin sẽ tạo ra áp lực bất ngờ lên gioăng kính lái. Hãy hạ một tí kính cửa sổ xuống để tránh tình trạng này.
    • Sự thay đổi nhiệt độ có thể làm cho tình hình trở nên tồi tệ hơn. Nếu có thể thì tránh để kính bị ẩm ướt và cũng đừng cố sưởi kính. Một trong những động thái này sẽ kích thích các vết nứt do sự thay đổi về nhiệt độ giữa hai mặt kính. Tránh đậu xe dưới ánh nắng trực tiếp vì lý do nêu trên. Nên tìm gara để đậu xe cho đến khi bạn sửa xong.

    Đem ra tiệm

    Những vết lõm (có đường kính dưới 3cm và không quá sâu) thì hàn kính là giải pháp vừa tiết kiệm thời gian và chi phí, đảm bảo độ xuyên sáng, lại giữ được tấm kính nguyên bản của xe. Thông thường các thợ hàn kính sẽ dùng 1 máy khoan, đầu khoan khá nhỏ (to hơn đầu khoan dùng để khoan răng) khoan sâu khoản 1,5mm để ngăn không cho kính nứt tiếp, sau đó họ dùng dụng cụ ép keo đặc biệt vào lỗ đã khoan, keo này thấm vào hết vết nứt trên kính, để khô mài phẳng là xong. Mất khoản 30 phút để hàn xong và vết nứt gần như không thấy nửa, chỉ có 1 lổ nhỏ 1mm còn lại trên kính xe. Giá cả khá mềm so với thay kính mới.

    Bên cạnh đó, những vết nứt này thường có thể được sửa bằng một lọai vật liệu có gốc nhựa tổng hợp được bơm một cách chuyên nghiệp vào vùng bị nứt (miễn là nó không nằm ngay tầm nhìn của lái xe). Vật liệu mới này thường được xử lý qua một quá trình liên quan đến việc tác động với tia cực tím cường độ cao. Đôi khi người ta còn có thể hàn được các vết nứt dài hơn miễn là không có quá một vết nứt chạm tới mép của tấm kính. Để thực hiện quá trình này, người ta cần có các thiết bị và nguyên liệu ngoại nhập chuyên dùng, đó là một loại keo đặc biệt cùng thiết bị bơm keo kết hợp hút chân không và thiết bị sấy, thiết bị làm cứng keo.

    Trong trường hợp không thể “cứu chữa” được nữa, bạn nên thay ngay mới, đừng chần chừ. Điều quan trọng nhất bạn phải yêu cầu người ta thay đúng loại kính được nhà sản xuất xe chấp thuận. Rất nhiều tiệm kính chào cho bạn loại kính rẻ tiền có xuất xứ từ Trung Quốc, những loại kính này không có đủ độ cứng cần thiết so với kính “zin”.

    Khi thay kính chắn gió, bạn cần quan tâm đến chất lượng của chiếc kính mới và bảo đảm nó được lắp đặt một cách chuyên nghiệp. Vật liệu keo gắn kính hết sức quan trọng, vì vậy để duy trì độ vững chắc của cấu trúc xe cũng như hoạt động của các thiết bị an toàn khác cần phải sử dụng keo và kính đảm bảo chất lượng. Hãy quan sát xem kỹ thuật viên có làm sạch bề mặt khung kính và kính chắn gió không. Yêu cầu là bế mặt khung kính tiếp xúc với lớp keo và kính phải đảm bảo sạch. Trước khi lắp kính vào vị trí, lớp keo phải được dải đều lên khung kính với độ cao vào khoảng 1,5mm. Sau khi đảm bảo đúng vị trí kính, gắn gioăng hoặc nẹp phía ngoài và cố định bằng dụng cụ hoặc băng keo. Tuỳ theo chất lượng keo, thời gian chờ từ 1- 4 giờ mới đảm bảo để xe hoạt động.

    Khi phát hiện các vết nứt hoặc hư hỏng của kính lái, bạn hãy làm ngay khi nó còn là các chấm nhỏ. Điều này sẽ giúp bạn tiết kiệm vài trăm đô là ít. Xử lý nó ngay trước khi nó kịp xử lý thời gian và tiền bạc của bạn. Nếu xe bạn có mua bảo hiểm vật chất thì hãy yêu cầu công ty bảo hiểm thực thi trách nhiệm của họ, đền bù cho bạn một cái kính mới nguyên.

    Bên cạnh đó, để bảo vệ kính không bị xước, cần thay lưỡi gạt mưa ngay khi thấy gạt nước không sạch, có vết. Không đổ nước thường vào bình nước rửa kính, phải sử dụng dung dịch rửa kính với tỷ lệ đúng theo hướng dẫn.


    TRẺ DÙNG SỨC KHỎE KIẾM TIỀN-GIÁ DÙNG TIỀN MUA SỨC KHỎE

    NHỮNG GÌ CON NGƯỜI KHÔNG NGHĨ TỚI LẠI XẢY RA TRONG ĐỜI
     
    • Page 1 of 1
    • 1
    Search:

    click ủng hộ vntamtay
    Chát với Tôi
    300
    Liên kết quảng cáo
    Buôn bán phụ tùng!
    Đang truy cập
    Khu đăng nhập
    Truy cập trong ngày
    Video Clip
    00:01:35
    Tỷ giá tiền tệ