[ Tin nhắn mới · Thành viên · Quy tắc diễn đàn · Tìm kiếm · RSS]
THỐNG KÊ DIỄN ĐÀN
BÀI VIẾT MỚICHỦ ĐỀ SÔI ĐỘNGTHÀNH VIÊN TÍCH CỰCTHÀNH VIÊN MỚI
  • Chồng Nhâm Thâ... (1)
  • Bộ sách về tử ... (1)
  • Thuốc chữa bện... (1)
  • Bệnh nhiệt miệ... (0)
  • Tạo màng ngăn ... (0)
  • Tổng Hợp về YA... (13)
  • Tăng font chữ ... (13)
  • Tử vi năm Nhâm... (11)
  • Phong thủy cho... (10)
  • Thái cực quyền... (8)
  • TieuBao
  • kcdl
  • havanchan55
  • minzjkute
  • 12a3
  • adjmkun60
  • thaybalau
  • huyenntn17fsoft
  • trininh0610
  • linhphuongcva
    • Page 1 of 1
    • 1
    DIỄN ĐÀN_VNTAMTAY » THƯ VIỆN SÁCH » VĂN HÓA - KHOA HỌC - GIÁO DỤC » CHA MẸ MUỐN NÍU CON MUỐN ĐI (CHA MẸ MUỐN NÍU CON MUỐN ĐI)
    CHA MẸ MUỐN NÍU CON MUỐN ĐI
    TieuBaoNgày: Thứ 5, 01-Sep-11, 12:37:38 | Bài viết # 1


    Nhóm: Administrator
    Số bài viết: 3090
    Khen thưởng: 3
    Được cảm ơn: 10001
    Trạng thái: Offline
    CHA MẸ MUỐN NÍU
    CON MUỐN ĐI
    Lưu Dung
    Nhất Cư dịch



    Tên sách: Cha mẹ muốn níu con muốn đi
    Tác giả: Lưu Dung
    Người dịch: Nhất Cư
    Thể loại: Tâm lý – Giáo dục
    Nhà xuất bản: Tổng Hợp, TP. HCM
    Năm xuất bản: 6/2006
    Khổ: 14,5x20,5 cm
    ---------------------
    Đánh máy (TVE): Chicken29986
    Sửa chính tả (TVE): Chicken29986
    Chuyển sang ebook (TVE): tovanhung
    Ngày hoàn thành: 8/3/2007
    http://www.e-thuvien.com

    Lời đầu

    Ngày 25 tháng 6, ăn tối xong, tôi nằm trên ghế sofa vừa đọc báo, vừa liếc mắt ra cửa đợi con gái đi học về.

    Chợt giật mình, hôm nay không phải đợi con. Ngày hôm kia, tôi đã đưa con đến trại hè tập huấn xa nhà hơn 300 dặm.

    Đó không hẳn là một trại hè bình thường, mà là “Trường âm nhạc Meadowmount”[1] với bề dày 60 năm lịch sử. Hè đến, thanh niên ở khắp thế giới lại đến đây để chịu cuộc huấn luyện khốn khổ. Nhà chơi nhạc hàng đầu thế giới Itzhal Perlman hay Yo-yo Ma và Cho-Liang Lin[2] đều từng trải qua Meadowmount.

    Trại hè Meadowmount rộng chừng 200 mẫu Anh, kí túc xá lợp mái tôn vốn được cải tạo từ chuồng ngựa. Chuồng ngựa không cao, lại còn được ngăn làm hai tầng nên học sinh chỉ với tay là chạm trần; cửa sổ bé đến kì quái, phòng chật chỉ đủ xoay người- có thể hình dung ở đây nóng thế nào. Nội quy của trại còn đáng sợ hơn nữa: Cứ đúng bảy giờ sáng, giám sát viên “quản ngục” lại gõ cửa phòng, học sinh không thể không ra ngoài. Bảy giờ rưỡi, học sinh tới nhà ăn cách đó mấy trăm feet; đúng tám rưỡi phải quay về phòng luyện đàn.

    Giám sát viên tuần tiễu dọc hành lang suốt ngày, phòng nào không có tiếng đàn vọng ra là họ gõ cửa cảnh cáo tiếp tục không thấy động tĩnh gì là đánh dấu. Học sinh nào chỉ bị đánh dấu hai lần là cuối tuần cấm trại.

    Tôi thực không hiểu, vì sao cô con gái cưng của tôi cứ nằng nặc đòi đến đó.

    Trước ngày nhập trại, tôi hỏi đi hỏi lại, con đã nghĩ kĩ chưa? Hè thì ở nhà nghỉ ngơi, việc gì phải chịu khổ, đúng bảy tuần không được về nhà, không được gặp người thân, không điện thoại, không máy tính, nhớ nhà cũng không được nói ra, thật đáng thương!

    Con gái thì chẳng buồn nghĩ ngợi gì, chỉ lắc đầu: “Con phải đi!”.

    Lúc chia tay, con gái cứ xua tay bảo vợ chồng tôi về. Tôi lén nhìn xem nó có khóc không, nhưng thậm chí đến một chút buồn con cũng không có, còn phấn khích nữa là khác.

    Lên xe, vợ chồng tôi lái chầm chậm rời khỏi trường, tôi còn ngoái lại mãi, nhưng đứa con gái trước nay quấn quýt suốt với cha mẹ,' giờ vẫn quay lưng.

    Thật ra ở Mĩ có rất nhiều “trại hè tập trung”- có trại âm nhạc, trại thể thao, cũng có cả trại văn học, trại khoa học. Dù đến những nơi đây “đánh phải chịu đánh, mắng phải chịu mắng”, thì bao thanh thiếu niên vẫn cố xin vào để chịu “ngược đãi”.

    Sau khi con gái đến trại hè, tôi hay nghĩ “con gái lớn phải đi”, cũng như “con trai lớn phải đi”.

    Khi xưa, tiễn con trai lớn vào học Harvard, tôi ứa nước mắt, nhưng con cũng có “tiễn bằng ánh mắt” cha nó đâu?

    Chúng vô tư bởi niềm sung sướng được rời cha mẹ, cũng còn vì phải đối mặt với quá nhiều thách thức, mà “kẻ chịu khổ không có quyền bi quan”.

    Cũng như năm xưa, tôi bỏ lại gia đình để sang Mĩ. Ở sân bay, lưu học sinh đều khóc, riêng tôi không nhỏ lệ, bởi bao gian khổ phía trước sẽ chỉ mình tôi chịu. Những người khác còn quyến luyến gia đình, nhớ nhung cuộc sống êm ả, còn tôi chỉ là kẻ phiêu bạt.

    Vì sao người trẻ tuổi nào cũng cần cuộc sống phiêu bạt, đều mộng làm kẻ lữ thứ, cho rằng cô độc là “cool”[3], liệu có phải do xung lực bẩm sinh?
    Đó là xung lực đã khiến tổ tiên chúng ta rời Châu Phi, bước vào thế giới rộng lớn; đã khiến con người bước chân lên Mặt Trăng, và tin rằng một ngày kia sẽ bước lên Sao Hoả.

    Đó là xung lực đã khiến các “hoàng tử”, “công chúa” rời bỏ “vương quốc” của cha mẹ, mặc cha mẹ gọi lại, vẫn lên ngựa phóng đi.
    Tôi thường nghĩ: Cha mẹ muốn níu, con cái muốn đi; cha mẹ khuyên nhủ, con cái bỏ ngoài tai. Đó chính là lối suy nghĩ của tuổi trẻ, cũng có thể nói là tuổi trẻ nổi loạn.

    Một con nhà danh giá, cha mẹ nói sao nghe vậy, rồi thừa kế sự nghiệp gia đình, đi theo đúng con đường người trước để làm đứa con “hiếu” và “thuận”, chẳng tốt sao?

    Tôi cũng thường nghĩ: Nếu tôi là cha của Bill Gates, khi hay tin con mình bỏ học Harvard từ năm thứ hai, liệu tôi có ủng hộ không? Nếu tôi là cha Lý An, khi biết con cương quyết theo nghề điện ảnh, liệu tôi có ngăn cản không? Nếu ngăn cản, liệu hôm nay có ông chủ tập đoàn Microsoft và đạo diễn lừng danh Lý An không?

    Liệu chúng ta có nên vì tuổi trẻ của con mà hãy để chúng ra đi, tự tìm những điều chúng muốn, tự mình khám phá, chứ đừng nên chưa đợi chúng tìm, ta đã mở nắp hộp và nói: “Đến đây! Đây là thứ con cần.”
    Khi con còn bé, tôi cũng từng đóng vai người cha quyền uy, việc gì cũng lo liệu cho con.

    Song trải nhiều năm trên đất Mĩ, chứng kiến “nền kinh tế tự do” và “tinh thần dân chủ”, tôi nhận ra mỗi người đều có bản sắc, có ưu điểm riêng, và đều có bản năng xông pha, bản năng muốn trải nghiệm gian khó.

    Biện pháp giáo dục tốt nhất là để con được tự nhiên phát huy sở trường của mình. Cuốn sách này mang quan niệm mới về giáo dục của tôi, bề ngoài giống giáo dục truyền thống, nhưng cốt lõi đề cao “giáo dục tự do”.

    Tôi biết ở trong nước, lối giáo dục cưỡng bức vẫn phổ biến, tôi không phản đối, không hô hào con em không phục tùng, mà muốn nói với họ: “Muốn thành công phải tự tìm thành công, muốn trưởng thành phải tự mình trưởng thành”, để tự mình bức mình chứ đừng làm cái xe chết ắc- quy, bắt cha mẹ đẩy mới chạy được.

    Hai ngày rồi, cứ qua phòng con gái, thấy giường của nó, là tôi lại muốn khóc. Nhưng tôi hiểu, vòng tay tôi không thể cản con bước lên nghìn dặm đường đời.

    Thậm chí tôi còn nghĩ, nếu trường học nào cũng được như Meadowmount, không ép buộc thanh thiếu niên phải đến mà tất cả vẫn muốn xin vào, cam tâm chịu cuộc huấn luyện khắc nghiệt thì tốt biết bao!

    Link download:http://vietlion.com/okvn/cha-me-muon-niu-con-di.shtml
    Đính kèm: 3846247.gif (47.9 Kb)


    TRẺ DÙNG SỨC KHỎE KIẾM TIỀN-GIÁ DÙNG TIỀN MUA SỨC KHỎE

    NHỮNG GÌ CON NGƯỜI KHÔNG NGHĨ TỚI LẠI XẢY RA TRONG ĐỜI
     
    DIỄN ĐÀN_VNTAMTAY » THƯ VIỆN SÁCH » VĂN HÓA - KHOA HỌC - GIÁO DỤC » CHA MẸ MUỐN NÍU CON MUỐN ĐI (CHA MẸ MUỐN NÍU CON MUỐN ĐI)
    • Page 1 of 1
    • 1
    Search:

    click ủng hộ vntamtay
    Chát với Tôi
    300
    Liên kết quảng cáo
    Buôn bán phụ tùng!
    Đang truy cập
    Khu đăng nhập
    Video Clip
    00:01:17

    Cặp đôi "hoàn hảo"

    • Views:
    • Total comments: 0
    • Rating: 0.0
    Tỷ giá tiền tệ