[ Tin nhắn mới · Thành viên · Quy tắc diễn đàn · Tìm kiếm · RSS]
THỐNG KÊ DIỄN ĐÀN
BÀI VIẾT MỚICHỦ ĐỀ SÔI ĐỘNGTHÀNH VIÊN TÍCH CỰCTHÀNH VIÊN MỚI
  • Chồng Nhâm Thâ... (1)
  • Bộ sách về tử ... (1)
  • Thuốc chữa bện... (1)
  • Bệnh nhiệt miệ... (0)
  • Tạo màng ngăn ... (0)
  • Tổng Hợp về YA... (13)
  • Tăng font chữ ... (13)
  • Tử vi năm Nhâm... (11)
  • Phong thủy cho... (10)
  • Thái cực quyền... (8)
  • TieuBao
  • kcdl
  • havanchan55
  • minzjkute
  • 12a3
  • thaybalau
  • huyenntn17fsoft
  • trininh0610
  • linhphuongcva
  • xedayinoxaht
    • Page 1 of 1
    • 1
    DIỄN ĐÀN_VNTAMTAY » THƯ VIỆN LÝ SỐ TOÀN THƯ » THƯ VIỆN: ĐỘN ĐOÁN - KINH DỊCH » Lập quẻ Mai Hoa (Lập quẻ Mai Hoa)
    Lập quẻ Mai Hoa
    TieuBaoNgày: Thứ 5, 04-Oct-12, 10:52:37 | Bài viết # 1


    Nhóm: Administrator
    Số bài viết: 3090
    Khen thưởng: 3
    Được cảm ơn: 10001
    Trạng thái: Offline
    Mai Hoa Tiên Thiên Luận

    Mai Hoa Tiên thiên lấy Dịch Lý năm, tháng, ngày, giờ làm yếu tố lập thành . Dùng Dịch quái trình bày thuật chiêm bốc; Lấy Dịch quái làm Thể, lấy sự chiêm bốc làm Dụng, 2 quái một Động một Tịnh phân chia chủ và khách và đó làm chuẩn của sự chiêm bốc.

    Đại ý thuyết Thể và Dụng là:

    Thể quái làm chủ, Dụng quái làm sự việc, Hổ quái là trung gian, là diễn biến, là sư hổ trơ hay khắc ứng và Biến quái là kết quả của sự việc.

    Đoán quẻ Mai Hoa Tiên Thiên, tốt hay xấu chỉ luận về quái (quẻ) mà thôi, không cần dùng đến Hào từ của Dịch; còn Hậu Thiên lại dùng Hào từ gồm luôn cả Quái từ mà đoán . Chắc có bạn sẽ hỏi tại sao thế?
    - Vì Tiên Thiên trước được số chưa được quái, như vậy là chưa có Dịch Thư mà đã có dịch lý trước rồi, cho nên không cần dùng đến Dịch thư nữa, chỉ lấy quái mà đoán thôi.
    Còn Hậu Thiên trước tiên được quái rồi dùng quái mà vạch ra Từ sau mới có Dịch lý cho nên dùng Hào từ gồm luôn cả Quái từ mà đoán.

    Tiên Thiên Bát quái thì dùng Càn 1, Đoài 2, Ly 3, Chấn 4, Tốn 5, Khảm 6, Cấn 7, Khôn 8

    Quái khí của Ứng thể thì phải khí thịnh, chớ không được khí suy.

    Để luận sự vượng hay suy của Thể Dụng, chúng ta dùng năm tháng ngày giờ & mùa chứ không vùng vòng Trường Sinh như Bốc Dịch .

    Khí thịnh như:

    - Mùa Xuân thì 2 quái Chấn, Tốn mộc
    - Mùa Hạ thì Ly hoả
    - Mùa Thu thì Càn, Đoài kim
    -Mùa Đông thì Khảm thủy
    - Bốn tháng tứ quý (tháng 3, 6, 9 và 12) thì Khôn, Cấn thổ

    Khí suy như:

    - Mùa Xuân thì Khôn, Cấn.
    - Mùa Hạ thì Càn, Đoài.
    - Mùa Thu thì Chấn, Tốn.
    - Mùa Đông thì Ly.
    - Bốn tháng tứ quý thì Khảm đều gọi là khí suy.

    Cần Xét Rõ Thời Lệnh Ứng

    ** Cần biết ngày tháng gặp phải, ngày tháng lập quẻ, xét khí suy vượng của Ngũ Hành.

    Khí vượng suy là :

    - Ngày tháng Dần Mẹo là Mộc vượng, thì Thổ suy.
    - Ngày tháng là Tỵ Ngọ là Hỏa vượng, thì Kim suy.
    - Ngày tháng là Thân Dậu là Kim vượng, thì Mộc suy.
    - Ngày tháng là Hợi Tý thì Thủy vượng, thì Hỏa suy.
    - Ngày tháng là Thìn, Tuất, Sửu, Mùi thì Thổ vượng, thì Thủy suy.

    Cho nên, khí của quái sinh Thể, phải gặp thời khí vượng, chẳng nên gặp thời khí suy.

    Còn như khí của quái khắc Thể, thì cần phải khí suy để Thể bớt xấu.

    Dùng Thể và Dụng tức là dùng " Động với Tịnh " làm chủ và khách trong Bát Quái Ngũ Hành sinh khắc.
    Thể tức là chính mình. Dụng là ứng vào nguyên nhân sự việc. Vậy :
    * Dụng phải sinh ra Thể và Thể phải khắc Dụng mới tốt. Thể mà khí thịnh thì tốt, Thể suy thì xấu.
    * Dụng khắc Thể không nên, Thể sinh Dụng cũng bất lợi. - Thể sinh Dụng sẽ tiêu hao năng lượng , làm hao lực của bản thân (sinh xuất, tiết khí).
    * Thể có nhiều " bạn" là Thể thịnh, còn dụng có nhiều Bạn" tất Thể phải suy.
    * Tỷ như Thể là Kim, mà Hổ Biến ra đều là quẻ thuộc Kim tức là Thể có nhiều bạn hơn.
    * Còn như Dụng là Kim, mà Hổ Biến ra đều là quẻ thuộc Kim, tức là Dụng có nhiều bè đảng hơn.
    * Thể mà sinh Dụng gọi là Tiết khí (khí lộ ra ngoài như mùa Hạ là Hỏa mà gặp quẻ Thổ nghĩa là Thể là Hỏa mà sinh Dụng là Thổ).
    * Giữa Thể và Dụng mà tỵ hòa là tốt.
    * Hỗ quái hỗ trợ cho quẻ Thể là cần thiết, hỗ trợ cho quẻ Dụng đứng hàng sau.
    * Dụng trước tốt mà biến ra thấy xấu ấy là việc trước tốt sau xấu.
    * Còn Dụng trước xấu khi biến ra thấy tốt, ấy là việc trước xấu sau tốt.
    * Thể khắc Dụng trăm việc đều hay; Dụng khắc Thể mọi việc đều hỏng;
    * Thể sinh Dụng tất phải hao tài; Dụng sinh Thể tăng phần tươi sáng, Thể và Dụng tỵ hòa trăm việc đều thuận lợi.

    Quái Tiên Thiên khi định thời ứng kỳ, thì lấy Quái khí mà suy :

    - Quẻ Càn Đoài ứng vào Canh Tân và năm, ngày thuộc Kim, hoặc Càn tức ngày, giờ Tuất Hợi; Đoài tức ngày, giờ Thân Dậu.
    - Quẻ Chấn, Tốn phải ứng vào Giáp Ất và năm, ngày thuộc Mộc, hoặc Chấn tức Mẹo, Tốn tức Thìn.
    - Các quái khác cũng theo đó áp dụng vào thiên can & địa chi của năm tháng ngày giờ mà suy luận .

    Suy Vượng Luận

    Đã tường sinh khắc, lại phải biết vượng suy.

    Vượng là mùa Xuân thì Chấn Tốn Mộc; mùa Hạ thì Ly Hỏa; mùa Thu thì Càn Đoài; mùa Đông thì Khảm Thủy, bốn tháng tứ quý là Khôn Cấn Thỗ.

    Suy là mùa Xuân Khôn cấn; mùa Hạ Càn Đoài; mùa Thu thì Chấn Tốn; mùa Đông thì thì Ly, bốn tháng tứ quý là khảm.

    Phàm chiêm quẻ, Thể quái nên khí thịnh vượng, khí đã vượng mà phùng sinh thì tốt, gặp trùng khắc thì xấu.

    Nếu thể suy mà phùng khắc, lại càng rất xấu, còn Thể suy mà có quẻ sinh Thể, thì sự suy có thể giảm bớt xấu.

    Đại để Thể quái cần phải vượng, khí quái của quẻ sinh Thể cũng phải vượng; quẻ khắc Thể phải nên khí suy.

    Ấy là luận thịnh suy khí của Tâm Dịch. (trích Mai Hoa Dịch Số của Nguyễn văn Thùy)

    Lập quẻ Mai Hoa

    I: Quẻ Mai Hoa

    Quẻ Mai Hoa, còn gọi là Mai Hoa Dịch Số do Thiệu Khang Tiết tức Thiệu Ung (1011 – 1077) đơi Tống hiệu là An Lạc Tiên Sinh phát minh ra. Nguyên tắc lập quẻ căn cứ chủ yếu vào những con số của ngày, giờ, tháng năm. Có Số rồi mới có Quẻ (Khác với Quẻ Tiền Gieo là tìm ra Quẻ rồi mới luận ra Số, gọi là Quẻ Hậu Thiên) cho nên Quẻ Mai Hoa cũng có thể gọi là Quẻ Tiên Thiên Dịch Số, nghĩa là sau khi tìm ra số rồi đối chiếu tìm ra Quẻ theo thứ tự của Phục Hy Thiên Thiên Bát Quái: Càn 1 – Đoài 2 - Ly 3 - Chấn 4 – Tốn 5 – Khảm 6 - Cấn 7 – Khôn 8.

    Quẻ Mai Hoa đơn giản chỉ có 1 hào động và hoàn toàn luận trên căn bản của Ngũ Hành sinh khắc.

    A: Lập Quẻ theo năm tháng ngày và giờ:

    Lấy Ngày – Tháng - Năm cộng lại làm Quẻ Thượng. Lấy Quẻ Thượng cộng thêm Giờ làm Quẻ Hạ- rồi chia cho 6, số Dư làm hào động.

    Ví du: Ngày mồng Một, tháng Dần, năm Tân Tỵ chiêm vào giờ giao Thừa tức là giờ Tí.
    Trước hết phải đổi Ngày Giờ Tháng Năm ra Số:
    Ngày mồng Một: số 1.
    Tháng Dần là tháng giêng: Số 1.
    Năm Tỵ: số 6
    Giờ Tí: số 1

    Lưu ý: Lịch Kiến Dần thì
    - Dần là tháng Giêng số 1
    - Mão là tháng 2
    - Thìn là tháng 3
    - Tỵ là tháng 4
    - Ngọ là tháng 5
    - Mùi là tháng 6
    - Thân là tháng 7
    - Dậu là tháng 8
    - Tuất là tháng 9
    - Hợi là tháng 10
    - Tí là tháng 11
    - Sửu là tháng 12

    Năm và Giờ thì

    - Tí số 1
    - Sửu số 2
    - Dần số 3
    - Mão số 4
    - Thìn số 5
    - Tỵ số 6
    - Ngọ số 7
    - Mùi số 8
    - Thân số 9
    - Dậu số 10
    - Tuất số 11
    - Hợi số 12.

    Quẻ Thượng (Hay gọi là Ngoại Quái):

    Lấy số của Ngày, số của Tháng và số của Năm cộng lại:
    1 + 1 + 6 = 8
    Số 8 là số của Quẻ KHÔN hành Thổ.

    Quẻ Hạ (Hay gọi là Nội Quái):

    Lấy số của Quẻ Thượng cộng thêm số của Giờ:
    8 + 1 = 9.
    Số 9 lớn hơn 8 cho nên lấy 9 – 8 = 1.
    Số 1 là số của Quẻ CÀN hành Kim.

    Như thế ta được:
    Thượng Quái là KHÔN :
    _ _ ( // )
    _ _ ( // )
    _ _ ( // )

    Hạ Quái là CÀN :
    _ ( / )
    _ ( / )
    _ ( / )

    Đọc là Địa Thiên THÁI. Quẻ Thái gọi là Quẻ CHÍNH hay còn gọi là Chính Quái.

    Hào Động:

    Tổng số của Quẻ là 9. Lấy 9 chia 6 còn Dư 3. Hào 3 là Hào Động. Hào 3 của Quẻ Càn là hào Dương động biến thành hào Âm. Quẻ Hạ biến thành Quẻ ĐOÀI hành Kim. Quẻ biến đọc là Địa Trạch LÂM.

    Lập Hổ Quái:

    Lấy hào 2, hào 3 và hào 4 của Quẻ Chính làm Hạ Quái của Hổ Quái.
    Lấy hào 3, hào 4 và hào 5 của Quẻ Chính làm Thượng Quái của Hổ Quái.
    Như vậy, Hổ Quái được lập thành từ Quẻ Chính bỏ hào 1 và hào 6 .



    THỂ và DỤNG:

    Quẻ nào không có hào Động gọi là Quẻ THỂ.
    Quẻ nào có hào Động gọi là Quẻ DỤNG.
    Theo ví dụ trên thì Quẻ KHÔN hành Thổ là Quẻ THỂ. Quẻ có hào biến là Quẻ CÀN hành Kim là Quẻ DỤNG. Hai Quẻ CHẤN hành Mộc và Quẻ Đoài hành Kim là Quẻ HỔ . Quẻ Biến là Quẻ Đoài hành Kim.

    Cách Luận: Lấy Quẻ THỂ làm chủ cho việc Bói. Xét Quẻ DỤNG sinh khắc hay cùng hành với Quẻ THỂ để luận Tốt hay Xấu.

    Có 5 trường hợp:
    1. Dụng sinh Thể gọi là Sinh Nhập: TỐT.
    2. Dụng khắc Thể gọi là khắc Nhập: XẤU.
    3. Thể khắc Dụng gọi là Khắc Xuất: TỐT.
    4. Thể sinh Dụng gọi là Sinh Xuất (Hao Lực): XẤU.
    5. Thể và Dụng cùng hành: TỐT

    Theo ví dụ trên. Thể là Khôn hành Thổ. Dụng là Càn hành Kim. Thổ sinh Kim là Thể sinh Dụng (Hao Lực) Xấu. Như vậy là việc khởi không thuận lợi. Xét qua Quẻ Biến để xét kết quả sau cùng của việc bói. Quẻ Biến là Đoài hành Kim. Quẻ Thể là Khôn hành Thổ. Thổ sinh Kim là lại Sinh Xuất – hao lực – Cho nên kết quả sau cùng không thể gọi là Tốt được.

    Luận thêm Quẻ Hổ để biết những tác động chung quanh ảnh hưỡng việc Bói. Trong quẻ trên. Hổ Quái quẻ Thượng là Chấn hành Mộc. Mộc khắc Thổ. Hổ khắc Thể. Quẻ Hổ Hạ Quái là Đoài hành Kim lại cùng hành với Dụng. Hai quẻ Hổ đều bất lợi cho Quẻ Thể cho nên kết quả không Tốt là vậy.
    Đính kèm: 4553741.jpg (27.9 Kb)


    TRẺ DÙNG SỨC KHỎE KIẾM TIỀN-GIÁ DÙNG TIỀN MUA SỨC KHỎE

    NHỮNG GÌ CON NGƯỜI KHÔNG NGHĨ TỚI LẠI XẢY RA TRONG ĐỜI
     
    DIỄN ĐÀN_VNTAMTAY » THƯ VIỆN LÝ SỐ TOÀN THƯ » THƯ VIỆN: ĐỘN ĐOÁN - KINH DỊCH » Lập quẻ Mai Hoa (Lập quẻ Mai Hoa)
    • Page 1 of 1
    • 1
    Search:

    click ủng hộ vntamtay
    Chát với Tôi
    300
    Liên kết quảng cáo
    Buôn bán phụ tùng!
    Đang truy cập
    Khu đăng nhập
    Truy cập trong ngày
    Video Clip
    00:01:41

    Áo Dài gợi cảm

    • Views:
    • Total comments: 0
    • Rating: 0.0
    Tỷ giá tiền tệ