[ Tin nhắn mới · Thành viên · Quy tắc diễn đàn · Tìm kiếm · RSS]
THỐNG KÊ DIỄN ĐÀN
BÀI VIẾT MỚICHỦ ĐỀ SÔI ĐỘNGTHÀNH VIÊN TÍCH CỰCTHÀNH VIÊN MỚI
  • Chồng Nhâm Thâ... (1)
  • Bộ sách về tử ... (1)
  • Thuốc chữa bện... (1)
  • Bệnh nhiệt miệ... (0)
  • Tạo màng ngăn ... (0)
  • Tổng Hợp về YA... (13)
  • Tăng font chữ ... (13)
  • Tử vi năm Nhâm... (11)
  • Phong thủy cho... (10)
  • Thái cực quyền... (8)
  • TieuBao
  • kcdl
  • havanchan55
  • minzjkute
  • 12a3
  • huyenntn17fsoft
  • trininh0610
  • linhphuongcva
  • xedayinoxaht
  • matkinhauviet11
    • Page 1 of 1
    • 1
    DIỄN ĐÀN_VNTAMTAY » CHUYÊN TRANG XE HAI BÁNH » PHANH - TREO - VỎ - XÍCH » Một số vấn đề về phanh đĩa (Một số vấn đề về phanh đĩa)
    Một số vấn đề về phanh đĩa
    TieuBaoNgày: Thứ 4, 16-Apr-14, 14:13:30 | Bài viết # 1


    Nhóm: Administrator
    Số bài viết: 3090
    Khen thưởng: 3
    Được cảm ơn: 10001
    Trạng thái: Offline
    Cấu tạo phanh đĩa.

    Cấu tạo, tiêu chuẩn và nguyên lý hoạt động của phanh đĩa phức tạp hơn loại phanh cơ của xe máy. Các bộ phận chính của hệ thống gồm đĩa phanh, piston chính và piston con, má phanh, ống dẫn dầu, tay phanh và khay chứa dầu có vạch báo lượng dầu. Bộ phanh đĩa có nguyên lý hoạt động khép kín giữa các bộ phận này với nhau. Nó dùng lực nén của dầu từ khay dầu, qua ống dẫn xuống piston để tác động vào má phanh, tác động trực tiếp lên đĩa phanh.
    Các chi tiết trên phanh đĩa phải đảm bảo độ chính xác và độ bền cao

    Phanh đĩa có độ bám tốt hơn nhiều so với phanh cơ bởi lực tác động của má phanh thẳng góc lên bề mặt đĩa. Do vậy, tất cả các chi tiết khác của phanh đĩa cũng phải có độ chính xác và độ bền cao: Dầu phanh là loại dầu chuyên dụng, không dùng chung với bất cứ một loại dầu nào khác; piston được tráng xi mạ trên bề mặt; phớt dầu làm bằng cao su đặc biệt, không dò gỉ và hở dầu; đĩa phanh cấu tạo bằng thép; má phanh không có tạp chất và chịu được lực mạnh.

    Các “bệnh” thường gặp

    - Hiện tượng phanh không ăn, có tiếng kêu loẹt xoẹt.

    - về cơ bản, phanh đĩa mất tác dụng, thông thường là do xi-lanh trong củ phanh bị hỏng lớp xi mạ, dẫn đến kẹt piston, làm bó hoặc trơ phanh, trường hợp này phải thay piston mới.

    Đĩa phanh cong vênh là nguyên nhân làm hỏng hệ thống phanh đĩa

    Hiện tượng phanh đĩa có tiếng kêu loẹt xoẹt xuất phát từ ba nguyên nhân: Do đi dưới trời mưa, cát, bụi bám vào đĩa phanh. Khi bóp phanh, má phanh và đĩa phanh tiếp xúc với nhau, gặp lớp bụi cát ở giữa tạo nên tiếng kêu. Mặc dù cấu tạo đĩa phanh và má phanh đều có lỗ và rãnh thoát bụi nhưng nó sẽ không phát huy tác dụng nếu lượng cát, bụi lọt vào quá nhiều. Thêm vào đó, má phanh bị ăn mòn, đĩa phanh cong vênh cũng là nguyên nhân gây ra tiếng kêu, đồng thời, phá hủy cả hệ thống phanh.

    Bảo dưỡng định kỳ

    Sử dụng phanh đĩa cần hiểu nguyên lí hoạt động của nó để có thể bảo dưỡng kịp thời. Dầu và má phanh là 2 phụ kiện thường xuyên phải được bảo dưỡng hoặc thay thế khi cần thiết.

    Dầu phanh kém chất lượng hoặc khô cạn sẽ dẫn đến hàng loạt những hỏng hóc khác như: làm hư hại piston, mòn mất lớp tráng mạ, không tạo lực và độ kín. Dầu phanh phải được dùng đúng loại, không dùng chung loại dầu khác. Dầu phanh xe máy có nhiều loại như DOT3, DOT4, SAE J1703, 70R3... mỗi loại xe đều có loại dầu riêng và thường được ghi ngay trên khay chứa dầu.

    Má phanh mòn không chỉ làm mất độ bám mà còn kéo theo sự hư hại của đĩa phanh. Khi phần phíp (lớp dán vào xương sắt của má phanh) mòn, má phanh khi tiếp xúc với đĩa phanh sẽ tạo nhiệt độ cao, làm cong vênh, mài mòn đĩa phanh.

    Má phanh mòn gây mất độ bám và làm hư hại đĩa phanh
    Một chiếc đĩa phanh loại thường giá khoảng 400 – 500 nghìn đồng. Má phanh dao động từ 40 - 120 nghìn đồng/cặp tùy từng loại. Thay dầu và má phanh dựa trên số km thông thường khoảng 20.000 km thay một lần, nếu là mùa mưa có thể phải thay sớm hơn.

    Sử dụng phanh đĩa đúng cách

    Bất kể là phanh đĩa hay phanh cơ, việc phối hợp nhịp nhàng giữa phanh trước và phanh sau là hết sức cần thiết. Những người đi xe kinh nghiệm khuyên rằng, nên nhấn phanh sau trước khi bóp phanh trước để tránh bị lộn xe do đà quán tính.

    Với phanh đĩa, không nên bóp chặt hết quãng đường của tay phanh một cách đột ngột. Nhấp phanh nhẹ theo kiểu bóp, nhả. Tuyệt đối không bóp phanh trước khi vào cua, khi đó, bánh trước bị khựng lại, tay lái nghiêng, xe dễ bị trượt, đổ.

    Khi đi dưới trời mưa, hạn chế sử dụng phanh đĩa phía trước để bánh không bị trượt trên những con đường trơn. Tốt nhất là nên đi tốc độ chậm và sử dụng phanh sau. Điều đó vừa giúp người lái an toàn vừa tăng tuổi thọ cho hệ thống phanh đĩa, tránh bụi, cát ăn mòn má và đĩa phanh.


    TRẺ DÙNG SỨC KHỎE KIẾM TIỀN-GIÁ DÙNG TIỀN MUA SỨC KHỎE

    NHỮNG GÌ CON NGƯỜI KHÔNG NGHĨ TỚI LẠI XẢY RA TRONG ĐỜI
     
    DIỄN ĐÀN_VNTAMTAY » CHUYÊN TRANG XE HAI BÁNH » PHANH - TREO - VỎ - XÍCH » Một số vấn đề về phanh đĩa (Một số vấn đề về phanh đĩa)
    • Page 1 of 1
    • 1
    Search:

    click ủng hộ vntamtay
    Chát với Tôi
    300
    Liên kết quảng cáo
    Buôn bán phụ tùng!
    Đang truy cập
    Khu đăng nhập
    Video Clip
    Tỷ giá tiền tệ